12/9/09

giỗ quảy

vừa trở về từ đó. mệt vì phải đi xa, lúi húi trong bếp chuẩn bị khá nhiều thức ăn cho khách cộng với người nhà chừng 40 người. vài điều nhìn, nghe thấy ở đó.

- trong nhà, số phụ nam và phụ nữ bằng nhau nhưng chỉ có phụ nữ vào bếp, dọn bàn, còn phụ nam, người chơi game người xem ti vi, người đọc báo, người nói chuyện với nhau. lúc ngồi vào bàn, phụ nữ trong nhà ở dưới nhà bếp hết. lâu lâu chạy lên châm thức ăn, lấy thêm bia, đá. mọi người ở trên ăn gần xong thì ở dưới, mỗi người lấy cái chén, múc thức ăn ngồi xổm, ngồi ghế đẩu ăn. hầu như giỗ ở đâu cũng thế trên cái nước Việt Nam này!

- trong bàn mình ngồi, mọi người hỏi món xôi bắp nhà nấu hay mua. chú 3 trả lời: hình như nhà nấu, mà em đâu có vô bếp nên không biết nữa. chú ngồi bên, là hàng xóm, nói: bếp núc là chuyện của đàn bà. ở dưới quê, đàn bà còn không được ngồi trên mâm như dzầy í chớ (ý là nói mình, vì mâm đó mỗi mình là gái, mấy mâm khác thì có gái nhưng gái già (vai vế trên) là chính). rồi mọi người lôi tiếp chuyện gia phả ra nói làm mình nhớ chuyện hồi Tết. chú và ông nội cãi nhau cũng vì chuyện gia phả với cúng giỗ. ông bảo chú đi cùng nhà ông trẻ (nhà hôm nay có giỗ) về quê tảo mộ, chú không chịu vì con chú còn chưa đầy năm, lúc đấy đang ốm cùng với chị của nó. ông quát, Vì mày là con trai nên tao mới kêu mày về quê cho biết mồ mả ông bà chớ mấy đứa con gái tao có thèm nhắc tới đâu! rồi ông dẫn chứng thêm: trong gia phả họ nhà này, chỉ toàn bọn bây - mấy đứa con trai được ghi vào chớ con gái thì làm gì có, mà mày không biết quý trọng cái gốc gác của mình. chú mình cãi nhau to với ông rồi bỏ đi ngay trưa 30 tháng Chạp, vừa đi vừa khóc.

- những bà mẹ có con nhỏ, tới giờ cơm, sẽ bới cơm, đút cho con ăn, có nơi sẽ dọn cái bàn riêng cho tụi con nít phá thoải mái, không phiền người khác. nhưng đấy là tụi trẻ con từ 6 tuổi trở lên, còn dưới tuổi đó, toàn phải đút cơm trước. thảo nào chúng nó không biết tự làm gì. vẫn còn ị đùn, tè dầm rồi kêu mẹ, ba rửa đít, lấy quần và mặc vào cho nó dù đã 3 tuổi hơn. trẻ con những gia đình mình gặp thường không được ngồi vào bàn chỉnh tề mỗi khi tới giờ cơm, toàn bạ đâu ngồi đó, có khi lôi ra đường để bé ham chuyện mà ăn nhanh, người đút cũng đỡ cực hơn.

- các bà mẹ nói chuyện với nhau:
A: mai phải ra tiệm sách mua cuốn bài văn mẫu cho con N nó coi chớ môn đó tệ quá rồi. điểm gì mà toàn 3, 4 không.
B: thôi đi, làm dzậy không có được. phải tập cho nó tưởng tượng (làm như đụng tới Văn có mỗi việc đó á!) chớ!
C: tập bằng cách nào?
B: (đứng hình)
C: tại sao không tập cho chúng nó có thói quen đọc sách?
A: tụi nó có thèm đọc đâu.
B: mà ép cũng không có được, tới ăn còn không ép được nữa là. cứ có con đi rồi biết!
C: vấn đề không phải là ép mà phải tập thói quen đó cho con từ nhỏ bằng chính hành động đọc sách của bố mẹ, đọc sách cho con nghe, nói với chúng về những cuốn sách, việc đọc sách kiểu rủ rỉ với bạn, không phải ra lệnh.
A, B: (im re và tản lờ sang chuyện khác)

tạm thế đã.


5 nhận xét:

  1. Nặc danh13/9/09 03:19

    Gio^~ o dau ma` nhieu chuyen nghe on' qua' vay Imagine?
    Mrs. Truong

    Trả lờiXóa
  2. Em ơi, cái này đúng trong cả bọn sinh viên du học tụi anh đó nhá, hehehe.

    Trả lờiXóa
  3. @ Mrs Truong: dạ, ở quận 9, Sài Gòn đó chị. em còn chưa kể thêm mấy cái quan điểm nuôi, dạy con và quan điểm sống trên bàn ăn nữa đó chị. thiệt, em chỉ ăn trong ngao ngán mà câm nín thôi.

    @ anh Lừng: cái này là cả ba cái gạch đầu dòng luôn hở anh?

    Trả lờiXóa
  4. à, cái vụ nấu ăn và rửa bát.

    Trả lờiXóa
  5. hehe, ăn vào máu rồi anh nhể?

    Trả lờiXóa