... và bảy tập truyện của nữ văn sĩ J.K.Rowling về cậu bé phù thuỷ chính là lời chỉ trích nước Anh dưới thời ''bà đầm thép'' Margaret Thatcher.
Một triết gia Pháp đã tuyên bố như vậy trong ngày 26/10, ngày xuất bản bản chuyển ngữ tiếng Pháp và tiếng Đức tập truyện cuối cùng “Harry Potter and the Deathly Hollows”.
“Nhẽ ra phải nói ra ngay từ đầu rằng Harry Potter quan tâm sâu sắc tới chính trị và những tập truyện này đề cập tới bối cảnh nước Anh ngày nay”, triết gia Jean-Claude Milner khẳng định.
Bản tiếng Pháp “Harry Potter and the Deathly Hollows” |
“Khi đọc Harry Potter, nhiều người có thể nhận thấy J.K.Rowling - giống như nhiều người Anh có văn hoá - tin tưởng thực sự có một cuộc cách mạng theo chủ nghĩa Thatcher, và đó là một thảm hoạ. Cơ hội duy nhất để nền văn hóa đó xuất hiện là tồn tại như một thứ khoa học huyền bí”.
Theo ông Milner - giảng viên ngôn ngữ học - thế giới ma thuật của Harry, đặc biệt là trường nội trú thượng lưu của trường dạy pháp thuật Hogwarts, là cách thức phản kháng trước tầng lớp tiểu tư sản đắc thắng, được đại diện bởi người Muggle không pháp thuật.
“Chú và dì của Harry, những người Muggle đặc biệt, giống như nhân vật anh hùng trong thế giới của Margaret Thatcher, sinh sống trong một điền trang nhỏ bé ngăn nắp, nơi tất cả các ngôi nhà đều giống hệt nhau”.
“Tương tự, cũng có thể nói rằng nước Anh hiện đại là một thế giới mà tại đó người Muggle thực sự nắm quyền lực, ban đầu là Margaret Thatcher, và sau đó với Tony Blair - một thế giới mà quyền lực tuyệt đối hoàn toàn do tầng lớp tiểu tư sản nắm giữ”.
Milner cho rằng hình ảnh dì của Harry bị bơm căng như bóng trong tập “Harry Potter and the Prisoner of Azkaban” chính là sự châm biếm đối với cựu Thủ tướng nước Anh Thatcher.
“Chúng ta cũng có thể thấy sự liên kết với bộ phim “The Great Dictator” (Tên độc tài) của Charlie Chaplin, khắc hoạ tầng lớp tiểu tư sản nắm quyền tuyệt đối trở nên điên loạn. Và chi tiết rằng người dì có tên Marge – rõ ràng ám chỉ tới Thatcher”.
Đối với Milner, trường Hogwarts là nơi ẩn náu của một số ít người muốn gìn giữ nền văn minh trước những nguy cơ của quá trình toàn cầu hoá. Và ông nhận định việc nhà văn Rowling sử dụng tiếng Latinh và Hi Lạp trong những câu thần chú chính là một dạng thuốc giải đối với xã hội “tôn vinh tiền bạc” như nước Anh hiện đại.
Cậu nhóc phù thuỷ Harry Potter quan tâm sâu sắc tới chính trị? |
“Trong thế giới của Hogwarts chắc chắn có nhiều sự bất công. Tuy nhiên cùng lúc đó, khi giáo dục mở rộng với tất cả, Hermione - con của người Muggle, có thể làm tốt hơn Malfoy - con của các pháp sư”.
“Do vậy, tầng lớp tinh hoa xuất hiện chính là sự bình đẳng thực sự, đối lập với vẻ công bình giả tạo của người Muggle. Và Harry Potter chính là cỗ máy chiến tranh chống chủ nghĩa Thatcher-Blair và lối sống Mỹ”.
“J.K.Rowling là người theo chủ nghĩa tự do thực sự được thúc đẩy bởi ý muốn giữ gìn sự công bằng đó. Dường như bà đang nói rằng… những pháp sư thật sự không phải là phát ngôn viên báo chí của Tony Blair mà là người biết tiếng Latinh và Hi Lạp”.
Triết gia Milner cũng nhận xét đối với Voldermort, nhân vật phản diện này chính là một “siêu phát ngôn viên báo chí”. Bản thân là một pháp sư, Voldermort là bằng chứng cho thấy giáo dục đơn lẻ không thể cứu nổi cả thế giới này. Điên cuồng với quyền lực, Voldermort không giống như các pháp sư tốt khác bởi thiếu “tâm hồn thanh tịnh”.
“Và chúng ta có một bên là người Muggle, nơi sự áp bức đồng nghĩa với quyền lực bao trùm lên tất cả; và bên kia là trường Hogwarts, nơi sự hiểu biết có thể là một yếu tố kháng cự lại chủ nghĩa vật chất của người Muggle - song nó cũng lại mở ra một cách chế ngự con người.
“Thứ quyền lực ghê tởm này, mà Voldermort đang kiếm tìm và thứ mà chúng ta gọi là chuyên chế, chính là một trong những chủ đề của Harry Potter, một chủ đề quen thuộc trong văn học Anh kể từ thời Charles Dicken và George Orwell”.
N.H (Theo AFP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét