“Khi mũi tên đã lên dây, anh không cách nào khác ngoài bắn nó đi”. “Thật xấu hổ làm sao! Chúng ta như thế này rồi. Làm sao anh có thể ngừng lại kể cả khi em muốn thế? Chiếc váy khốn khiếp của em! Tại sao nó lại ở đây?”
Đây là một vài đoạn hội thoại trích trong một vở kịch có niên đại cuối Vương triều Chosun.
Vở kịch trên, có tên “Buksanggi”, mới được Ahn Dae-hoe, giảng viên văn học Triều Tiên bằng tiếng Hán cổ tại Đại học Sungkyunkwan, tìm thấy.
Ngày 29/9, ông Ahn đã có buổi trình bày về vở kịch này trong buổi thảo luận được tài trợ bởi Hiệp hội văn học cổ Triều Tiên tại Đại học Hanyang.
Ước đoán vở kịch trên được viết vào năm 1780, năm thứ tư dưới triều Vua Jeongjo, hoặc năm 1840, năm thứ sáu dưới triều Vua Heonjong.
Tác giả của vở kịch là Donggo Eocho, được cho là một nhà quý tộc thất thế. Với độ dài 124 trang và được viết bằng tiếng Hán cổ, đây là vở kịch thứ hai của Vương triều Chosun được phát hiện, sau “Dongsanggi” của Lee Ok.
Mặt trước của “Buksanggi” và một phần vở kịch, ảnh: Yonhap |
“Buksanggi” viết về một mối tình kỳ lạ giữa Kim Nak-an, 61 tuổi. sống tại Hongcheon, tỉnh Gangwon, với Kim Sun-ok, một kĩ nữ “gisaeng” 18 tuổi. Nak-an gặp Sun-ok trong một bữa tiệc sinh nhật và cảm thấy khao khát dục tình với nàng.
Mặc dù, sau đó ông chiếm được nàng song lại đánh mất nàng vào tay một kẻ lưu đày sau khi thua trong một ván đấu cờ vây (baduk) đánh cược lấy… thuốc lá, mặt hàng đang khan hiếm vào lúc đó. Tuy nhiên, mẹ của Sun-ok là Bongraeseon sau đó đã quyến rũ kẻ lưu đầy kia để đưa Sun-ok trở về.
Theo diễn biến của vở kịch, rất nhiều tư thế làm tình được thể hiện, và mang những cái tên đầy liên tưởng như “lắc dây đu”, “đùa nghịch với chân vịt”, hyeopbiseon” (nàng tiên bay) hay “hujeonghwa” (hoa trong khu vườn đen), cũng như đề cập tới cả thuốc kích dục.
Giảng viên Ahn cho biết, sau khi thế kỷ 18, có một trào lưu ngầm xuất hiện dưới triều đại Chosun, đó là mong ước đạt được khoái cảm tình dục bằng nhiều cách, với những dãy thanh lâu mọc nhan nhản khắp các phố thị đóng vai trò trung tâm.
Ông nói: “Với hoàn cảnh như vậy, vở kịch đã thể hiện một cơ sở văn hoá khác, mà ở đó con người có thể bày tỏ những khao khát dồn nén của mình, liều lĩnh thoát ra những ràng buộc ngặt nghèo của học thuyết và đạo đức của Nho giáo đang ngự trị lúc đó”.
Việt Hải (Theo Chosun Ilbo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét