lại ngủ sớm thức rất sớm. hôm nay thì nấu ăn sáng. nui ăn kèm sườn non, hạt sen, cà rốt và bông cải xanh. rất ít nui. không hiểu sao không ngon. ngồi thừ bên bát nui một lúc lâu. cố nuốt cho xong rồi làm việc. bắt đầu một tuần quá trời việc. cũng cố gắng xử lý cho nhanh cho dứt điểm. lên cơ quan, chạy tới chạy lui các phòng, nói chuyện với người này người nọ rồi họp. ngán nhứt cái sáng thứ 2. lết về tới nhà cũng đầu giờ chiều. mệt, chuồi vào ngủ. có mộng mị, tỉnh giấc lừ đừ, ngơ ngáo mất một lúc lâu.
hết ga, từ sáng, khi nấu nước, nhưng mà đến chiều muộn mới gọi. cái anh vác ga đến là buồn cười. mang ga đến cho mình hơn 3 lần rồi, lần nào cũng thở đánh sượt một cái rồi kế đến là than vác ga lên 5 lầu mệt quá. mà còn không nhớ nhà mình là nhà nào, rồi than vãn là phải gõ cửa mấy nhà mới đúng. khổ, hỏi bảo vệ một câu có phải ra ngay không. lần nào mình cũng đều hỏi, sao không mua vé thang máy mà đi, mình đóng cả tiền thang máy lẫn tiền gửi xe cơ mà. lại than bảo vệ khó. và lần nào mình cũng cho thêm tiền công và tặng quà tặng công ty đó gửi khách. anh này được cái lịch sự, vào nhà luôn bỏ dép. hồi xưa có cái anh chàng tre trẻ mang nước bình đến cho mình lúc nào cũng thượng cả giày vào nhà. có khi mình bực vì vừa lau nhà xong thì mắng luôn. cái đại lý nước đấy cũng ghét, gọi nước bao giờ cũng vài ba lần mới mang lên. 4 - 5 tháng trước mình nổi cáu, gọi điện thoại mắng vốn cho một trận về cách phục vụ và ngưng sử dụng.
đợt rồi xe hư nên đâm ra hay đi xe ôm. đi không quá nhiều nhưng mà cũng đủ để thành khách hàng thân thiết với hai chú xe ôm gần nhà. một người có vẻ ngoài hiền lành, một người có vẻ ngoài hơi dữ tợn, trông rất giang hồ. chú nom hiền lành chừng 60 tuổi, đã lên chức ông nội ông ngoại. các cháu ở gần ông bà nhưng không sống chung, dù vậy vẫn hay sang nhà ông bà, bố mẹ gửi để đi làm. một đứa cháu nội đã nhúng chiếc điện thoại dỏm để ông nội đón khách vào ly nước. hồi xưa chú làm ở nhà in quận 9, sau rồi công ty sát nhập, phòng tổ chức hành chính dư người nên chú nghỉ hưu sớm. ở nhà chạy xe kiếm tiền nuôi sống bản thân và vợ. dù vất vả nhưng vẫn thích hơn là ngửa tay xin tiền con.
chú còn lại, trẻ hơn, chỉ ngoài 40. chú hay nói, cũng thể hiện sự quan tâm khi mình hỏi chuyện sửa xe, rồi mang xe đi sửa có chạy sang xem, xe sửa xong, lúc mình dắt xe ra đi làm chú cũng hỏi han xe có ổn không. chú kể, vợ chú đang ở tù, tháng nào chú cũng đi Hàm Tân thăm vợ hai ngày. từ khi vợ đi tù, chú chạy xe, ngủ trên xe, ăn cơm trên xe, chỉ tạt qua nhà tắm rửa rồi lại đi. những hôm mẹ chú phải truyền nước, chú về nhà canh mẹ rồi lại đi. vợ chồng chú không có con, chú nói nhiều lúc cũng buồn mà cũng may, nếu không chú không biết chăm sóc con như nào khi không có vợ. chú í sẵn sàng chở mình đi chợ, đứng đợi mình mua đồ, thi thoảng góp chuyện với mức giá chở đi rồi thả xuống.
đối với cả hai chú, mình cũng có hỏi giá mỗi khi đi một quãng đường mới, nhưng lúc nào mình cũng trả thêm một ít vì các chú không nói thách và cũng không kì kèo nếu mình trả giá. không biết hai chú đối với người khác thế nào nhưng với mình, điều này cũng xem như là một niềm vui. những câu chuyện về cuộc đời của họ, đơn giản, có vui có buồn, được chia sẻ, với mình đó là hạnh phúc.
chú sửa xe trước Java nữa. mình từng nghi ngờ khả năng của chú í. nhưng đợt rồi, nhìn chú í làm thì thay đổi suy nghĩ ngay. tốc độ vừa phải, thành thạo và cẩn thận. mình rất không thích những bạn làm dịch vụ dối trá. mình tuy không phải dân trong nghề nhưng nhìn cái cách bạn làm là mình biết. khi đi sửa xe chắc chắn các bạn sửa xe sẽ bực, sẽ cáu, nhưng chẳng thà các bạn làm tốt, chịu khó cẩn thận thì mình sẽ đền bù việc các bạn bị mình soi và chỉ nếu bạn í tìm không ra hoặc bỏ sót cái gì đó. mình luôn cảm ơn nha, cũng không ngại xin lỗi kể cả khi sử dụng dịch vụ của các bạn.
gần nhà có sạp báo nho nhỏ. quen gần 7 năm nay. mình hay ra đọc cọp, mượn báo mang về đọc, nói chuyện với cô bán báo, có khi bán phụ. lúc nào mình cũng cảm ơn khách khi đưa báo hay trả tiền thừa lại cho họ. có nhiều người ngạc nhiên thấy rõ. cô bán báo không có con gái, ba thằng con trai nên buồn. có chuyện gì cũng kể với mình. lâu không ra thì cô dồn lại kể một lần, có khi cô còn nhờ khuyên mấy đứa con dùm. ba đứa con trai cô cũng hay nói chuyện với mình, hai đứa lớn thì nói chuyện công việc, tình yêu tình báo. thằng út thì nói chuyện đi học với mấy thứ truyện tranh rồi bánh trái ngoài quê, mấy thứ mình gửi cho mà nó thích. chồng cô thì thích ăn mắm, đợt rồi Z gửi vào cho 2 hũ mắm dưa, mình gửi chú một hũ. cả nhà ăn nhoàng một cái thì hết. bữa nào ra cô cũng thấy vui.
(dài quá. tạm dừng đã kẻo mọi người ngán. :D bữa nào quỡn kể tiếp ha.)
ảnh: google. (hình không liên quan gì tới bài viết hết ráo. hehe.)
hết ga, từ sáng, khi nấu nước, nhưng mà đến chiều muộn mới gọi. cái anh vác ga đến là buồn cười. mang ga đến cho mình hơn 3 lần rồi, lần nào cũng thở đánh sượt một cái rồi kế đến là than vác ga lên 5 lầu mệt quá. mà còn không nhớ nhà mình là nhà nào, rồi than vãn là phải gõ cửa mấy nhà mới đúng. khổ, hỏi bảo vệ một câu có phải ra ngay không. lần nào mình cũng đều hỏi, sao không mua vé thang máy mà đi, mình đóng cả tiền thang máy lẫn tiền gửi xe cơ mà. lại than bảo vệ khó. và lần nào mình cũng cho thêm tiền công và tặng quà tặng công ty đó gửi khách. anh này được cái lịch sự, vào nhà luôn bỏ dép. hồi xưa có cái anh chàng tre trẻ mang nước bình đến cho mình lúc nào cũng thượng cả giày vào nhà. có khi mình bực vì vừa lau nhà xong thì mắng luôn. cái đại lý nước đấy cũng ghét, gọi nước bao giờ cũng vài ba lần mới mang lên. 4 - 5 tháng trước mình nổi cáu, gọi điện thoại mắng vốn cho một trận về cách phục vụ và ngưng sử dụng.
đợt rồi xe hư nên đâm ra hay đi xe ôm. đi không quá nhiều nhưng mà cũng đủ để thành khách hàng thân thiết với hai chú xe ôm gần nhà. một người có vẻ ngoài hiền lành, một người có vẻ ngoài hơi dữ tợn, trông rất giang hồ. chú nom hiền lành chừng 60 tuổi, đã lên chức ông nội ông ngoại. các cháu ở gần ông bà nhưng không sống chung, dù vậy vẫn hay sang nhà ông bà, bố mẹ gửi để đi làm. một đứa cháu nội đã nhúng chiếc điện thoại dỏm để ông nội đón khách vào ly nước. hồi xưa chú làm ở nhà in quận 9, sau rồi công ty sát nhập, phòng tổ chức hành chính dư người nên chú nghỉ hưu sớm. ở nhà chạy xe kiếm tiền nuôi sống bản thân và vợ. dù vất vả nhưng vẫn thích hơn là ngửa tay xin tiền con.
chú còn lại, trẻ hơn, chỉ ngoài 40. chú hay nói, cũng thể hiện sự quan tâm khi mình hỏi chuyện sửa xe, rồi mang xe đi sửa có chạy sang xem, xe sửa xong, lúc mình dắt xe ra đi làm chú cũng hỏi han xe có ổn không. chú kể, vợ chú đang ở tù, tháng nào chú cũng đi Hàm Tân thăm vợ hai ngày. từ khi vợ đi tù, chú chạy xe, ngủ trên xe, ăn cơm trên xe, chỉ tạt qua nhà tắm rửa rồi lại đi. những hôm mẹ chú phải truyền nước, chú về nhà canh mẹ rồi lại đi. vợ chồng chú không có con, chú nói nhiều lúc cũng buồn mà cũng may, nếu không chú không biết chăm sóc con như nào khi không có vợ. chú í sẵn sàng chở mình đi chợ, đứng đợi mình mua đồ, thi thoảng góp chuyện với mức giá chở đi rồi thả xuống.
đối với cả hai chú, mình cũng có hỏi giá mỗi khi đi một quãng đường mới, nhưng lúc nào mình cũng trả thêm một ít vì các chú không nói thách và cũng không kì kèo nếu mình trả giá. không biết hai chú đối với người khác thế nào nhưng với mình, điều này cũng xem như là một niềm vui. những câu chuyện về cuộc đời của họ, đơn giản, có vui có buồn, được chia sẻ, với mình đó là hạnh phúc.
chú sửa xe trước Java nữa. mình từng nghi ngờ khả năng của chú í. nhưng đợt rồi, nhìn chú í làm thì thay đổi suy nghĩ ngay. tốc độ vừa phải, thành thạo và cẩn thận. mình rất không thích những bạn làm dịch vụ dối trá. mình tuy không phải dân trong nghề nhưng nhìn cái cách bạn làm là mình biết. khi đi sửa xe chắc chắn các bạn sửa xe sẽ bực, sẽ cáu, nhưng chẳng thà các bạn làm tốt, chịu khó cẩn thận thì mình sẽ đền bù việc các bạn bị mình soi và chỉ nếu bạn í tìm không ra hoặc bỏ sót cái gì đó. mình luôn cảm ơn nha, cũng không ngại xin lỗi kể cả khi sử dụng dịch vụ của các bạn.
gần nhà có sạp báo nho nhỏ. quen gần 7 năm nay. mình hay ra đọc cọp, mượn báo mang về đọc, nói chuyện với cô bán báo, có khi bán phụ. lúc nào mình cũng cảm ơn khách khi đưa báo hay trả tiền thừa lại cho họ. có nhiều người ngạc nhiên thấy rõ. cô bán báo không có con gái, ba thằng con trai nên buồn. có chuyện gì cũng kể với mình. lâu không ra thì cô dồn lại kể một lần, có khi cô còn nhờ khuyên mấy đứa con dùm. ba đứa con trai cô cũng hay nói chuyện với mình, hai đứa lớn thì nói chuyện công việc, tình yêu tình báo. thằng út thì nói chuyện đi học với mấy thứ truyện tranh rồi bánh trái ngoài quê, mấy thứ mình gửi cho mà nó thích. chồng cô thì thích ăn mắm, đợt rồi Z gửi vào cho 2 hũ mắm dưa, mình gửi chú một hũ. cả nhà ăn nhoàng một cái thì hết. bữa nào ra cô cũng thấy vui.
(dài quá. tạm dừng đã kẻo mọi người ngán. :D bữa nào quỡn kể tiếp ha.)
ảnh: google. (hình không liên quan gì tới bài viết hết ráo. hehe.)
nhớ kể tiếp nha. Anh thích lắm.
Trả lờiXóaa cũng thích. nè, sao em không tăm tia luôn 3 thằng con bà bán báo?
Trả lờiXóaĐọc báo cọp rồi phụ bán báo, có lý đó chớ.
Trả lờiXóaĐậu
Ờ sao không nhỉ? =)) mà mấy nhân vật này đều có tính cách nổi bật cả đấy nhé :D
Trả lờiXóaYêu cái tình cảm của em đối với người xung quanh, chị thờ ơ thật đó, ngoài gia đình chị ra chị ít khi để ý đến những mảnh đời xung quanh lắm. Kể tiếp nha em. Hug Imagine. Giáng sinh vui vẻ nha em gái.
Trả lờiXóaBài này hay quá em ạh.
Trả lờiXóaĐọc lại những 2 lần.
Chắc không hug đâu, chỉ vỗ vai cái thôi, hén
đọc tâm sự phết :)
Trả lờiXóa@ Marcus: :) em sẽ kể tiếp, vào một hôm nào đấy.
Trả lờiXóa@ anh Lừng: hia hia, tăm tia gì anh ơi, một phần tụi nó hãy còn bé [trong mắt em] một phần không phải gout của em. :D
@ chị Đậu: hì hì, còn nhiều thứ có lý nữa chị à. :)
@ Si: sao không cái rì? :P phải nổi bật chớ. hihi.
@ chị Phụng: hug chị. Giáng Sinh an lành ha chị ha.
@ anh Phú: em thích cái vỗ vai của anh. ;)
@ antonntminh: :)