- hôm qua bị hoãn cuộc gặp mà mình rất muốn xúc tiến cho nhanh đặng còn giải quyết dứt điểm. có thể tới giữa tháng luôn. nhưng biết sao được, ai cũng bận như nhau. và quan trọng, mình tin người ta không có ý tránh mặt mình. họ thực sự bận.
tối hôm qua, mình gặp lại người mình đã gặp hai năm trước. trông anh bây giờ gầy hơn, xuống sắc hơn. đúng là chẳng ai làm nghệ thuật mà sướng cả. mình xin anh một cái hẹn, nhưng cuộc nói chuyện ngắn bị ngắt quãng đến 3 lần. cuối cùng, "chắc trong tháng 11 này thì khó cho tôi, tháng 12 thì tốt hơn." mình nhìn vào mắt anh, dù đã qua một cặp kính, mình đoán là lão, trong thứ ánh sáng hơi tối của rạp chiếu phim đã tắt đèn một nửa, và tin, anh nói thật. mình hoàn toàn không cảm thấy phiền và sẽ đợi một tháng nữa. nhưng một chị bạn, đồng nghiệp, lại không tin rằng anh có thể bận tới mức đó, vấn đề là anh có muốn gặp hay không. nếu là bạn bè thân thiết, mình có thể nghĩ như thế, nhưng với anh, mình không. vả lại, mình tin vào trực giác của mình.
- tối hôm qua, xem Il y a longtemps que je t'aime ( I've loved you so long) của Philippe Claudel. phim kể về quá trình hồi sinh của một phụ nữ sau khi ra tù. phim bi nhưng mình xem không cảm thấy nặng nề. màu sắc, ánh sáng đều ổn. thoại được chuốt khá kỹ. mình chỉ có cảm giác dựng hơi chặc tay nên đôi chỗ không smooth lắm. phim có một nội dung quan trọng, không phải bị nhốt vào trong một chiếc lồng được bao bọc bởi những bức tường cao thì mới là ở tù, mà còn có nhiều nhà tù khác nữa, hiển hiện đầy rẫy trong cuộc sống, nhà tù của lòng người, nhà tù của bản thân. và chỉ có tình yêu thương của con người mới giúp chúng ta bước ra khỏi bóng tối và hồi sinh.
phần nói chuyện với đạo diễn và con gái - là diễn viên vai P'tit Lys diễn ra gần 2 tiếng. mặc dù đã có những ám chỉ, cả né tránh nhưng một số anh chị phóng viên vẫn cứ muốn hỏi cho ra nhẽ rằng cô bé Lise Segur có phải là con nuôi người Việt của đạo diễn không? mình rất khó chịu. đôi lúc, trước hành động bóc mẽ đó, mình cảm thấy bất nhẫn. về cơ bản, khi họ không muốn chia sẻ, cảm thấy không thoải mái thì chúng ta nên tôn trọng, hay ít ra thì cũng đặt mình vào vị trí của họ và cảm thông. mình không biết chi tiết đó liệu có giúp cho bài viết trở nên độc đáo hơn không? liệu người viết có thể biến hóa để nó trở thành độc đáo không mà lại làm người khác cảm thấy không vui? dù có thể, họ đã quen với việc đó, không còn cảm thấy bực bội tới mức chửi thề trong đầu (nếu là mình).
mình hoàn toàn đồng ý rằng, không phải ai cũng có chung một suy nghĩ, một cảm nhận trước một thông tin [bằng ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ hình ảnh, cả âm thanh], tùy vào tính cách, quan điểm sống, trình độ mà mỗi cá nhân có một nhận định. theo mình, trong một số tình huống nên giữ lấy cho riêng mình, xem như là một khám phá thú vị, một bí mật mà chỉ có thể chia sẻ với ai đó thân thiết. bởi không phải cứ đặt ra câu hỏi là sẽ có được câu trả lời mà nhiều khi câu hỏi được nêu ra ngô nghê, có ý bới móc thì người được hỏi, cả người nghe cảm thấy khó chịu, đôi khi bẩn tai. mình nghĩ, để đặt được câu hỏi hay cũng cần có nghệ thuật mà ở đó, khả năng lắng nghe, chia sẻ và dĩ nhiên, hiểu biết là rất cần thiết.
quay trở lại với hai bố con đạo diễn Philippe Claudel. Lise Segur dạn dĩ chia sẻ vài chuyện vui trong quá trình làm phim, chia sẻ tình cảm bố con. cô bé nói: trong cuộc sống cũng như trong khi làm phim, lúc nào bố cũng tạo áp lực cho tôi. trong thời gian quay phim, bố không vui vẻ như thế này đâu, bố lúc nào cũng khó chịu, quát mọi người. bố "bóc lột" sức lao động của mọi người khi bắt quay đi quay lại một cảnh đến 30 - 40 lần. trong suốt quá trình trò chuyện với khán giả, thi thoảng cô bé lại thì thầm vào tai bố, bố con bổ sung ý cho nhau khá thường xuyên, hai bố con rất thân mật với nhau, không phải chỉ cử chỉ mà còn ở trong ánh mắt. mình thích điều đó.
thêm một số hình ảnh trong phim.
1. Juliette bị bạn của vợ chồng em gái ép nói ra một vài thông tin về bản thân. cô đã nói: tôi đã ở tù 15 năm. mọi người phá lên cười vì nghĩ cô trêu một anh bạn đã đùa dai. trừ một người.
2. người đó đây, đồng nghiệp của cô em nhưng lại là bạn của cô chị trước cả cô em.
3. cô em - một tiến sĩ về văn học - ngôn ngữ học - đã nổi cáu với sinh viên khi họ dựa vào các tác phẩm của Dostoyevsky đưa ra những luận điểm về những kẻ phạm tội. cảnh này là mấy hôm trước cô gặp chị mình sau giờ giảng. cô nghe chị gái kể, rằng chị đã lên giường với một người đàn ông gặp ở quán cafe. Juliette bắt đầu mở lòng với Léa.
4. P'tit Lys và bác Juliette - người ảnh hưởng tới cô bé rất nhiều: từ việc học đàn piano, đến việc chăm sóc em gái cả ước mơ trở thành bác sĩ dù chỉ sống chung trong một thời gian ngắn.
tối hôm qua, mình gặp lại người mình đã gặp hai năm trước. trông anh bây giờ gầy hơn, xuống sắc hơn. đúng là chẳng ai làm nghệ thuật mà sướng cả. mình xin anh một cái hẹn, nhưng cuộc nói chuyện ngắn bị ngắt quãng đến 3 lần. cuối cùng, "chắc trong tháng 11 này thì khó cho tôi, tháng 12 thì tốt hơn." mình nhìn vào mắt anh, dù đã qua một cặp kính, mình đoán là lão, trong thứ ánh sáng hơi tối của rạp chiếu phim đã tắt đèn một nửa, và tin, anh nói thật. mình hoàn toàn không cảm thấy phiền và sẽ đợi một tháng nữa. nhưng một chị bạn, đồng nghiệp, lại không tin rằng anh có thể bận tới mức đó, vấn đề là anh có muốn gặp hay không. nếu là bạn bè thân thiết, mình có thể nghĩ như thế, nhưng với anh, mình không. vả lại, mình tin vào trực giác của mình.
- tối hôm qua, xem Il y a longtemps que je t'aime ( I've loved you so long) của Philippe Claudel. phim kể về quá trình hồi sinh của một phụ nữ sau khi ra tù. phim bi nhưng mình xem không cảm thấy nặng nề. màu sắc, ánh sáng đều ổn. thoại được chuốt khá kỹ. mình chỉ có cảm giác dựng hơi chặc tay nên đôi chỗ không smooth lắm. phim có một nội dung quan trọng, không phải bị nhốt vào trong một chiếc lồng được bao bọc bởi những bức tường cao thì mới là ở tù, mà còn có nhiều nhà tù khác nữa, hiển hiện đầy rẫy trong cuộc sống, nhà tù của lòng người, nhà tù của bản thân. và chỉ có tình yêu thương của con người mới giúp chúng ta bước ra khỏi bóng tối và hồi sinh.
phần nói chuyện với đạo diễn và con gái - là diễn viên vai P'tit Lys diễn ra gần 2 tiếng. mặc dù đã có những ám chỉ, cả né tránh nhưng một số anh chị phóng viên vẫn cứ muốn hỏi cho ra nhẽ rằng cô bé Lise Segur có phải là con nuôi người Việt của đạo diễn không? mình rất khó chịu. đôi lúc, trước hành động bóc mẽ đó, mình cảm thấy bất nhẫn. về cơ bản, khi họ không muốn chia sẻ, cảm thấy không thoải mái thì chúng ta nên tôn trọng, hay ít ra thì cũng đặt mình vào vị trí của họ và cảm thông. mình không biết chi tiết đó liệu có giúp cho bài viết trở nên độc đáo hơn không? liệu người viết có thể biến hóa để nó trở thành độc đáo không mà lại làm người khác cảm thấy không vui? dù có thể, họ đã quen với việc đó, không còn cảm thấy bực bội tới mức chửi thề trong đầu (nếu là mình).
mình hoàn toàn đồng ý rằng, không phải ai cũng có chung một suy nghĩ, một cảm nhận trước một thông tin [bằng ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ hình ảnh, cả âm thanh], tùy vào tính cách, quan điểm sống, trình độ mà mỗi cá nhân có một nhận định. theo mình, trong một số tình huống nên giữ lấy cho riêng mình, xem như là một khám phá thú vị, một bí mật mà chỉ có thể chia sẻ với ai đó thân thiết. bởi không phải cứ đặt ra câu hỏi là sẽ có được câu trả lời mà nhiều khi câu hỏi được nêu ra ngô nghê, có ý bới móc thì người được hỏi, cả người nghe cảm thấy khó chịu, đôi khi bẩn tai. mình nghĩ, để đặt được câu hỏi hay cũng cần có nghệ thuật mà ở đó, khả năng lắng nghe, chia sẻ và dĩ nhiên, hiểu biết là rất cần thiết.
quay trở lại với hai bố con đạo diễn Philippe Claudel. Lise Segur dạn dĩ chia sẻ vài chuyện vui trong quá trình làm phim, chia sẻ tình cảm bố con. cô bé nói: trong cuộc sống cũng như trong khi làm phim, lúc nào bố cũng tạo áp lực cho tôi. trong thời gian quay phim, bố không vui vẻ như thế này đâu, bố lúc nào cũng khó chịu, quát mọi người. bố "bóc lột" sức lao động của mọi người khi bắt quay đi quay lại một cảnh đến 30 - 40 lần. trong suốt quá trình trò chuyện với khán giả, thi thoảng cô bé lại thì thầm vào tai bố, bố con bổ sung ý cho nhau khá thường xuyên, hai bố con rất thân mật với nhau, không phải chỉ cử chỉ mà còn ở trong ánh mắt. mình thích điều đó.
thêm một số hình ảnh trong phim.
1. Juliette bị bạn của vợ chồng em gái ép nói ra một vài thông tin về bản thân. cô đã nói: tôi đã ở tù 15 năm. mọi người phá lên cười vì nghĩ cô trêu một anh bạn đã đùa dai. trừ một người.
2. người đó đây, đồng nghiệp của cô em nhưng lại là bạn của cô chị trước cả cô em.
3. cô em - một tiến sĩ về văn học - ngôn ngữ học - đã nổi cáu với sinh viên khi họ dựa vào các tác phẩm của Dostoyevsky đưa ra những luận điểm về những kẻ phạm tội. cảnh này là mấy hôm trước cô gặp chị mình sau giờ giảng. cô nghe chị gái kể, rằng chị đã lên giường với một người đàn ông gặp ở quán cafe. Juliette bắt đầu mở lòng với Léa.
4. P'tit Lys và bác Juliette - người ảnh hưởng tới cô bé rất nhiều: từ việc học đàn piano, đến việc chăm sóc em gái cả ước mơ trở thành bác sĩ dù chỉ sống chung trong một thời gian ngắn.
yêu entry này của em. Em đã có cảm nhận rất hay và gần với cảm nhận của anh về phim.
Trả lờiXóaPhim này trụ hoàn toàn vào diễn xuất của Kristin Scott Thomas và cô ấy đã làm cho bộ phim sống hơn rất nhiều cái không khí chết chóc buồn bã tràn ngập.
Em xem nhiều phim ghê. Chắc là dân trong ngành. Chị thích vẻ đẹp của Kristin Scott Thomas, không lộng lẫy nhưng mà ấn tượng.
Trả lờiXóaPhim này IDECAF chiếu hả em :D
Trả lờiXóa@ anh Marcus: em đồng ý với anh, phim trụ hoàn toàn vào cô ấy. mà được anh khen, em cười nguyên cả buổi tối đó nghe. :">
Trả lờiXóa@ chi Polka: trong phim, có một số cảnh quay cận mặt Kristin, rất đẹp. em không thích vẻ đẹp mong manh, quá lộng lẫy, thiếu chiều sâu. cũng vậy, mấy khuôn hình đẹp như phim truyền hình Hàn Quốc [mà VN mình đang nỗ lực để bằng] thì chẳng để lại ấn tượng gì cho em hết ráo. kiểu sáng mặt ăn tiền thì chán.
chị ơi, em không có xem mấy đâu chị. dạo này càng không xem DVD. chắc đợt tới ra HN phải gom hàng để Tết luyện quá. em cũng ít viết review, vì em thường chỉ cảm chứ không biểu đạt cảm xúc đó thành lời được. trong khoản này, nhiều người làm rất tốt, chẳng hạn, anh Marcus và anh Sirius star đây. :D mà em cũng không phải là dân trong ngành chị à! :)
@ anh Si: ngoài chỗ này thì trong SG đâu có chỗ nào chiếu phim Pháp đâu anh. Trung tâm lưu trữ phim thì thôi, chán lắm cơ. màn hình, máy chiếu không xịn thì không nói, nhưng khổ nổi, thuyết minh cũng "xập xệ". dù rất tiếc nhưng từ lâu em không ghé đó nữa.