17/4/08

tired, confused, worry...

mobie nằm đâu ko biết, cả ngày nay chẳng tài nào tìm ra nó. cũng như tâm trí mình, ko biết để đâu mất rồi. ko tập trung để viết, chỉ vì chuyện chỗ ở. ko biết nói sao nữa...
28/5 đi ĐN, 8/6 bay vào. đã book vé. ko đc đi quá lâu, nên chưa biết sắp xếp lịch trình như thế nào, có thế nào thì cũng phải cố. hơn 1 tháng nữa mới rời SG. tối mai đc bò lên ĐL. ờ, sẽ cố gắng tranh thủ, hít thở, cân bằng.
chới với, chơ vơ...

6/4/08

Chủ nhật như kứt

mất khả năng diễn giải những cảm xúc bằng ngôn từ, cứ để mọi thứ trôi tuột, không cách nào lưu giữ. tệ hại. rồi sẽ ra sao nếu cứ như thế này?
tối hôm qua nói chuyện với Nam Thắng. lâu lắm rồi mới nghe tin nhau. thứ 6, sáng gặp Tr. ở Yoko, thấy thờ ơ; chiều gặp Kh. trên YM, thấy thoải mái, tối Ch. nhắn tin, muốn gặp nhau, nhưng mình ko cảm thấy thích. bận ko phải là lý do chính. dù biết rằng, những lần tao ngộ sẽ tạo điều kiện để hiểu nhau hơn, xóa đi cái ác cảm ban đầu, nhưng mình ko nghĩ sẽ thay đổi đc. mình ko thích, ko muốn và nhất là ko có cảm giác dù chỉ là chút xíu. vậy nên, đừng gặp, đừng tạo cơ hội để Ch. nuôi hi vọng, hoặc ngộ nhận. kể ra cũng nhẫn tâm, nhưng thôi, kệ. M. về SG rồi, có gọi, nhưng mình ko bắt máy. dù sao M. cũng chỉ là một cậu bé đang lớn, những suy nghĩ, những hành động của M. khiến mình cảm thấy bực, ko cảm thông đc, ko thấy tin cậy. mà mình thì nhanh chán, hay thay đổi hơn cả M. sẽ tốt hơn nếu chúng ta thôi gặp nhau. uh, nên thế.
mấy ngày rồi chạy như điên, việc nhiều đến mức ngạt thở. không có thời gian để thở chậm, lắng lại. tự hỏi, để làm gì nhỉ? để đủ chi phí chi tiêu cho một tháng? để cảm thấy không bí bức khi có việc gì đó bất ngờ hay để dễ dàng quẳng việc vác balô đi? uh, cái gì cũng có giá của nó, biết thế thì chỉ còn cách cố thu xếp sao cho thật hợp lý để ít ra, mỗi tối, khi lê chân về cái phòng tạm, bé tí chừng 9m2 cho cả 2 người, mình cũng còn sức để làm tiếp, hoặc đọc sách, xem 1 bộ phim trong hào hứng.
đã xem Into the wild, có nhiều cảm xúc, nhưng vẫn chưa đủ để viết review tử tế. mà mình chưa đủ trình để review có chất, chỉ là cảm nhận thì chán bỏ mịe. đã thế, thì phải tập dần cho quen, nhở. nhưng hiện tại cóc dám bon chen gửi báo, dù mọi người vẫn nhờ. nhiều lúc thấy buồn cười, ngồi trên máy cả buổi trời, cóc ra ngô ra khoai, nằm xuống, cầm bút hí hoáy, nhưng dĩ nhiên chỉ là bài vở. bực cả mình.
sẽ thu xếp cho chuyến đi Huế, HN sớm. dù chỉ vài ngày ở vài ba nơi, nhưng có thể sẽ giúp mình cảm thấy tốt lên bởi đc ở một nơi khác, ko phải SG, đc gặp những người khác, ng mình thương yêu. chóng thôi, trung tuần tháng 5 đi nhé! hẹn SG 1 tháng sau sẽ quay về. mà muốn thế, phải chăm chỉ làm việc thôi! uhm...

7/3/08

...


tớ lại bị down rồi. chán nhỉ? cho tớ mượn cái lưng của bạn để tựa nhé! mượn bao lâu cũng được chứ nhỉ?

1/1/08

The first manifesto of Surrealism - André Breton (Time)

"Chỉ có trí nhớ là tự cho mình cái quyền cắt vụn giấc mơ..." (A. Breton)

Chúng ta vẫn còn sống dưới sự trị vì của tính hợp lý, dĩ nhiên, đó là điều mà tôi muốn nói tới. Nhưng mọi cách thức hợp lý, trong thời đại chúng ta, chỉ còn được dùng cho việc giải quyết các vấn đề có lợi ích phụ. Sự duy lý tuyệt đối vốn là thị hiếu, chỉ cho phép xem xét các sự kiện thuộc riêng kinh nghiệm của ta. Nhưng những cái đích hợp lý lại tuột khỏi tay ta. Vô ích khi thêm rằng ngay cả kinh nghiệm cũng tỏ ra có giới hạn. Nó quay trong một cái lồng mà càng ngày càng khó thoát ra. Kinh nghiệm cũng dựa vào tính hữu ích trực tiếp, và nó được giữ gìn bằng lương tri. Dưới màu sắc văn minh, dưới cái cớ tiến bộ, người ta trừ bỏ được khỏi tâm trí mọi thứ có thể là mê tín dị đoan, là ảo tưởng dù sai hay đúng; cấm bỏ được mọi cách thức tìm kiếm sự thật không hợp với thói tục. Do rất ngẫu nhiên, nhưng chỉ là bề ngoài mà mới đây một phần của thế giới tri thức, và theo ý tôi là cái phần lớn nhất, được đưa ra ánh sáng mà người ta từng giả đò không suy nghĩ về nó nữa. Cần phải biết ơn những khám phá của Freud. Dựa trên niềm tin về những khám phá ấy, cuối cùng một trào lưu quan điểm đã hình thành, nhờ đó một nhà thám hiểm nhân văn có thể đưa những tìm tòi đi xa hơn, vì được phép không chỉ quan tâm tới những hiện thực sơ lược. Trí tưởng tượng có thể sắp sửa giành lại quyền của mình. Nếu những chiều sâu trong trí óc chúng ta bộc lộ những sức mạnh xa lạ có khả năng làm tăng lên những sức mạnh thể hiện trên bề mặt, hay chiến thắng chúng, thì tất nhiên là cần nắm lấy chúng, trước tiên là nắm lấy, để sau đó tìm cách chế ngự chúng theo sự điều khiển của lý trí chúng ta, nếu có thể. Bản thân các nhà phân tích cũng có lợi. Nhưng điều quan trọng là phải thấy rằng không có một phương tiện nào được chỉ định làm cái tiên nghiệm cho việc thực thi công việc này, rằng để đạt tới trật tự mới thì việc thực thi ấy có thể coi như là động lực của các nhà thơ cũng như là các nhà thông thái và rằng thành công của nó không phụ thuộc vào những con đường ít nhiều ngoắt ngoéo được chọn.
Freud phê bình giấc mơ là rất đúng. Quả là không thể chấp nhận được rằng phần đáng kể ấy của hoạt động tâm lý (bởi vì ít nhất là từ khi sinh ra tới khi chết đi của con người, tư duy không hề liên tục, tổng số các thời điểm mơ mộng - về phương diện thời gian chỉ tính ngay giấc mơ thuần khiết tức là giấc mơ khi ta ngủ - cũng không kém tổng số thời khắc của hiện thực, mà chúng ta hãy tạm gọi là: các thời khắc thức) còn ít được chú ý như thế. Đối với người quan sát thông thường, sự khác nhau tới cực hạn về tầm quan trọng, về sự nghiêm trọng được thể hiện ở các sự kiện khi thức và các sự kiện khi ngủ, đều luôn làm tôi ngạc nhiên. Vấn đề là khi ngừng ngủ con người trước hết là đồ chơi của trí nhớ mình, và ở trạng thái bình thường, trí nhớ thích tái hiện một cách mờ nhạt tình huống giấc mơ, tách bỏ giấc mơ khỏi mọi hậu quả hiện tại, và làm cho cái quyết định duy nhất rời khỏi vị trí mà trong vài giờ trước con người tin là đã bỏ quên: niềm hy vọng lớn lao này, nỗi băn khoăn ấy. Con người có ảo tưởng tiếp tục cái gì đó rất đích đáng. Giấc mơ như thế là được dẫn vào một dấu ngoặc đơn, giống như ban đêm vậy. Và không hơn gì ban đêm, nói chung giấc mơ không mang tới lời khuyên. Tình trạng đặc biệt này dường như gợi cho tôi một vài suy tư:

1. Trong các giới hạn mà giấc mơ hoạt động (có thể coi như hoạt động), tùy theo mọi biểu hiện thì giấc mơ là liên tục và thể hiện dấu vết có tính tổ chức. Chỉ có trí nhớ là tự cho mình cái quyền cắt vụn giấc mơ, không đếm xỉa tới những đoạn chuyển tiếp và cho chúng ta biết là một chuỗi giấc mơ chứ không phải là giấc mơ. Tương tự như thế, trong mỗi thời điểm chúng ta chỉ có một hình ảnh khác biệt của những hiện thực, mà sự phối hợp để tạo ra hình ảnh ấy lại phụ thuộc vào ý chí (1). Điều cần lưu ý, đó là không gì cho phép chúng ta quy nạp các yếu tố cấu thành giấc mơ về một sự biến mất lớn hơn. Tôi lấy làm tiếc khi nói tới điều ấy theo một công thức về nguyên tắc loại trừ giấc mơ. Lúc nào thì các nhà lôgic, các nhà triết học đi ngủ? Tôi muốn ngủ, để có thể thổ lộ tâm tình với những người đang ngủ, hệt như tôi thổ lộ với những người đang đọc tôi bằng đôi mắt mở to; để về mặt này không làm cho nhịp điệu có ý thức của tư tưởng trong tôi thắng thế nữa. Giấc mơ của tôi vào đêm qua, có thể nó theo đuổi giấc mơ đêm hôm trước, nó cũng có thể được đêm sau đó nối tiếp một cách chặt chẽ đáng khen. Rất có thể, như người ta vẫn nói. Bởi vì không có gì chứng minh được rằng, cái “hiện thực” choán lấy tôi vẫn tồn tại ở trạng thái mơ mộng, rằng hiện thực không hề ẩn đi trong sự lãng quên, tại sao tôi lại không chấp nhận ở giấc mơ điều mà đôi khi tôi chối từ ở thực tế, tại sao tôi không chấp nhận điều xác thực này ở chính nó, trong thời gian tồn tại của nó, không được tôi thừa nhận? Tại sao tôi lại chờ đợi từ chỉ dẫn của giấc mơ ít hơn cả việc tôi chờ đợi từ một mức độ ý thức ngày một cao hơn? Giấc mơ phải chăng cũng có thể dùng được cho việc giải quyết các vấn đề cơ bản của cuộc sống? Những vấn đề đó, phải chăng là như nhau trong cả trường hợp này cũng như trường hợp kia, và trong giấc mơ, những vấn đề ấy đã được đặt ra rồi? Giấc mơ phải chăng ít nặng nề hơn so với cái còn lại? Tôi già đi và hơn cả hiện thực mà tôi tin là mình buộc phải tuân theo, có thể giấc mơ, sự thờ ơ đối với giấc mơ làm tôi trở nên già đi.

2. Lại một lần nữa tôi nói về trạng thái thức đêm. Tôi buộc phải coi trạng thái ấy như một hiện tượng giao thoa. Trong những điều kiện ấy, không những lý trí (2) chứng tỏ một xu hướng xa lạ hướng về việc mất hướng (chuyện nói nhịu và lầm lẫn đủ kiểu bắt đầu hé lộ cho chúng ta bí mật), mà còn trong quá trình hoạt động bình thường hình như lý trí cũng không tuân theo nhiều điều khác ngoài những gợi ý đến với lý trí từ đêm khuya ấy, mà tôi khuyên nên có. Dù được sắp xếp tốt như thế nào thì sự cân bằng của lý trí vẫn là tương đối. Lý trí hầu như không dám tự bộc lộ, và nếu nó làm điều ấy, chính là để tự hạn chế đưa ra nhận xét rằng ý tưởng này, người phụ nữ kia đã gây ấn tượng cho nó. Thật là ấn tượng việc có lẽ lý trí bất lực khi diễn tả điều ấy, nhưng qua đó nó nêu ra giới hạn của tính chủ quan chứ không hơn. Ý tưởng này, người phụ nữ này làm lý trí bối rối, nó làm lý trí trở nên bớt nghiêm khắc hơn. Nó ủng hộ hành động để trong giây lát tách sự nghiêm ngặt khỏi dung môi của nó, nếu có thể để phơi nó ra giữa trời thành một chất kết tủa đẹp. Thất vọng vì không hiểu điều xảy ra, lý trí thế là viện cớ cái ngẫu nhiên, vốn là vị thánh còn tối tăm hơn cả, và nó gán mọi sai lầm của mình cho cái ngẫu nhiên. Ai có thể nói cho tôi rằng ở góc độ xuất hiện của ý tưởng này điều mà anh ta yêu mến trong mắt người phụ nữa kia lại không phải chính là cái gắn bó anh ta với giấc mơ của mình, cái ràng buộc lý trí với những dữ kiện mà anh ta đánh mất do sai lầm của mình? Nếu khác thì liệu có thể làm gì được anh ta? Tôi rất muốn đưa cho anh ta chiếc chìa khóa của hành lang ấy.

3. Lý trí của người đang mơ hoàn toàn hài lòng với tất cả những gì xảy đến với anh ta. Câu hỏi đáng sợ về khả năng không được đặt ra nữa. Hãy giết, hãy bay nhanh hơn, hãy yêu chừng nào nó làm anh hài lòng. Nếu anh chuyển động, liệu anh có chắc là thức dậy giữa những xác chết? Hãy để tự mình điều khiển, các sự kiện không cho phép anh hoãn chúng lại. Anh không có tên gọi. Sự dễ dàng của mọi thứ là không thể đánh giá được.

Lý lẽ nào, tôi yêu cầu điều ấy, rộng hơn rất nhiều cái khác, trao cho giấc mơ quy mô tự nhiên ấy, lại làm cho tôi tiếp nhận không ngại ngần một đám những tình tiết có sự xa lạ đối với thời điểm mà tôi viết.

4. Khi giấc mơ được nghiên cứu một cách có hệ thống với những phương pháp rõ ràng, chúng ta sẽ hiểu được trọn vẹn về giấc mơ (và điều ấy đòi hỏi một khoa học về trí nhớ của nhiều thế hệ; chúng ta hãy bắt đầu ngay lập tức bằng việc ghi lại những sự việc nổi bật), khi đó đường biểu diễn của giấc mơ sẽ phát triển một cách đều đặn và với một quy mô không ngờ, người ta có thể hy vọng rằng những sự huyền bí không phải là như thế sẽ nhường chỗ cho sự Huyền bí lớn lao. Tôi tin vào sự biến đổi trong tương lai của hai trạng thái này, có vẻ như hoàn toàn đối lập với nhau là giấc mơ và hiện thực, thành một dạng hiện thực tuyệt đối là siêu thực, nếu ta có thể nói như vậy. Đấy là đích cuộc chinh phục của tôi, dù chắc chắn là không thể, nhưng không vì lo âu trước cái chết để bỏ qua một chút niềm vui được sở hữu này.

Người ta kể rằng, mỗi một ngày vào lúc đi ngủ, Saint-Pol-Roux lại cho treo trên cổng tư thất của mình ở Camaret một tấm biển viết rằng: Nhà thơ đang làm việc. (Image)

Còn có nhiều điều để nói, nhưng tiện đây tôi chỉ muốn lướt qua một chủ đề, mà chỉ riêng nó thôi cần một bài viết rất dài và kỹ lưỡng mà tôi sẽ trở lại sau. Còn lần này, ý định của tôi là phê phán sự căm ghét cái huyền ảo vốn có ở một số người, họ luôn muốn đem sự huyền ảo ra làm trò cười. Hãy nói thẳng ra là cái huyền ảo luôn đẹp, bất kỳ cái huyền ảo nào cũng đẹp, thậm chí chỉ cái huyền ảo mới đẹp.

Trong lĩnh vực văn học, chỉ điều huyền ảo là có khả năng làm cho các tác phẩm có một gốc gác thấp như tiểu thuyết và nói chung tất cả những gì thuộc về truyện kể giai thoại phát triển được. Tu sĩ của Lewis là một chứng cứ cho điều này. Cái huyền ảo mang lại sức sống cho toàn bộ tác phẩm. Trước khi tác giả giải phóng cho tất cả các nhân vật chính trong truyện khỏi mọi sự câu thúc của thời gian, người ta cảm thấy họ sẵn sàng hành động một cách trung thành chưa từng có. Tham vọng ấy về sự bất tử không ngừng thúc bách họ đã mang lại những dấu nhấn không thể quên cho nỗi đau khổ của họ và cho cả tôi. Tôi cảm thấy là cuốn sách ấy từ đầu cho tới cuối và cũng là một cách thuần khiết nhất trong thế giới chỉ kích thích điều gì thuộc về trí tuệ có khao khát thoát khỏi được mặt đất và vì thiếu đi một phần vô vị của ý nghĩa ngụ ngôn kiểu tiểu thuyết theo lối đương thời mà cuốn sách ấy đã tạo nên một mẫu hình chính xác và vĩ đại một cách tự nhiên (3). Tôi có cảm giác là người ta không thể làm tốt hơn và rằng đặc biệt nhân vật Mathilde là một sáng tạo xúc động nhất mà người ta có thể làm cho trở thành có hiệu quả trong thế giới tưởng tượng ở văn học. Đấy không chỉ là một nhân vật có một sự cám dỗ tiếp tục sống thay anh ta. Nếu một nhân vật không phải là một sự cám dỗ thì nó là gì? Cám dỗ cực điểm chính là nhân vật. Câu nói “không có điều gì không thể làm được nếu dám” mang lại cho Tu sĩ toàn bộ kích thước đầy thuyết phục của nó. Những gì xuất hiện ở đây đều mang tính hợp lý của nó. Thậm chí ngay cả sự trừng phạt với Ambrosio được xử lý theo cách hợp thức, vì sự trừng phạt ấy cuối cùng được lý trí phê phán chấp nhận như một cách cởi nút tự nhiên.

Có lẽ là độc đoán khi tôi giới thiệu mô hình này để nói về điều huyền ảo, mô hình mà các nền văn học phương Bắc và phương Đông đã vay mượn rất nhiều, không đề cập những nền văn học thuần tôn giáo của mọi quốc gia. ấy là phần lớn các ví dụ có thể được những nền văn học đó cung cấp cho tôi đều bị bôi xấu vì sự ngây thơ, bởi lý do duy nhất là chúng được dành cho trẻ em. Từ khi còn nhỏ, các em đã bị tước đi những điều kỳ diệu, và sau đó không giữ lại đủ trinh trắng về trí tuệ để tìm đến niềm vui thú tột độ khi đọc Miếng da lừa (4). Dù các truyện cổ tích có hấp dẫn bao nhiêu chăng nữa, thì con người cũng dần mất đi niềm tin vào việc được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ, và tôi thừa nhận là tất cả các câu chuyện ấy đều không phù hợp với người lớn. Chuỗi những điều huyền hoặc đáng yêu đòi hỏi phải tinh tế hơn một chút, và càng đọc thì càng muốn gặp những loài nhện... Nhưng các quyền năng không thay đổi là bao. Nỗi sợ hãi, sự hấp dẫn của cái khác thường, những niềm hạnh phúc, sở thích về sự sang trọng đều là những động lực mà người ta sẽ không bao giờ vận dụng một cách vô ích. Có những câu chuyện cổ tích cần viết cho người lớn, những câu chuyện còn gần như xanh biếc. Image

Điều huyền ảo không phải là như nhau ở mọi thời kỳ; nó thuộc một cách bí hiểm về một dạng phát hiện chung nhất mà chỉ có chi tiết duy nhất tới được với chúng ta: đó là những cảnh phế tích lãng mạn, là manơcanh hiện đại hay một biểu tượng khác có sức lay động đối với sự nhạy cảm con người trong cả một thời kỳ. Trong những ví dụ làm chúng ta buồn cười, điều lo lắng không vãn hồi được về con người lại luôn xuất hiện, chính bởi thế tôi coi trọng chúng, chính bởi thế mà tôi cho là chúng không thể tách khỏi một vài quá trình sáng tạo thiên tài, và hơn tất cả chúng thấm nhuần một cách đau đớn. Đó là những giá treo cổ của Villon (5), những bi kịch Hy Lạp của Racine (6), những tập thơ trữ tình của Baudelaire Image (7). Chúng trùng hợp với một sự che khuất của cái sở thích mà tôi phải chịu đựng, chính tôi tự nhận mình có sở thích về ý tưởng một nhiệm vụ lớn lao. Trong cái sở thích xấu xa của thời đại mình, tôi cố gắng đi xa hơn bất kỳ ai khác. Với riêng mình, nếu tôi đã trải nghiệm vào năm 1820, trải nghiệm chiếc “bánh chồng đẫm máu”, thì tôi không tránh “Sự giả dối” xảo quyệt và tầm thường này được Cuisin nhại nói đến, với riêng tôi để đọc lướt bao phép ẩn dụ khổng lồ, như người ta vẫn nói, tất cả mọi pha của “Chiếc đĩa bạc”. Lúc này, tôi nghĩ tới một lâu đài có thể có một nửa không nhất thiết là phải đổ nát; lâu đài ấy thuộc về tôi, tôi thấy nó trong một địa điểm dân dã; không xa Paris. Phần phụ của nó kéo dài mãi, còn về bên trong, nó đã được khôi phục một cách khủng khiếp, sao cho không để lại bất cứ điều gì mong muốn về phương diện tiện nghi. Những chiếc ôtô đỗ trước cửa, rợp bóng những cái cây. Một vài người bạn của tôi ở hẳn nơi đó: đây là Louis Aragon lên đường; anh ấy chỉ có thời gian để chào bạn, Philippe Soupault thức dậy từ tờ mờ sáng và Paul Eluard, Eluard vĩ đại của chúng ta, còn vẫn chưa về. Kia là Robert DesnosRoger Vitrac giải mã một chỉ dụ cổ trong một công viên về cuộc đọ sức; Georges Auric, Jean Paulhan; còn Max Morise thì đang chèo rất giỏi, và Benjamin Péret trong những phương trình chim bay của mình; Joseph Delteil; Jean Carrive; Georges Limbour, Georges Limbour (có cả một bờ rào của Georges Limbour); Marcel Noll; kia là T.Fraenkel ra hiệu cho chúng ta về quả bóng thất thường của mình, Georges Malkine, Antonin Artaud, Francis Gérard, Pierre Naville, J-A Boiffard, rồi Jacques Baron và anh trai mình, trung thực và đẹp đẽ, quả là còn bao nhiêu người khác nữa, và cả những người phụ nữ vui vẻImage. Những chàng trai trẻ ấy, các bạn muốn gì nếu họ từ chối, những mong muốn của họ, bởi sự giàu có, đều là mệnh lệnh. Francis Picabia tới gặp chúng tôi tuần vừa rồi trong hành lang kính, và người ta đã tiếp một người có tên là Marcel Duchamp mà chưa ai biết. Picasso đi săn trong vùng lân cận. Trí tuệ phi đạo đức đã được chọn làm chính quán trong lâu đài, và chúng tôi có chuyện với trí tuệ mỗi một khi có vấn đề quan hệ với những người tương tự chúng tôi, nhưng các cánh cửa luôn rộng mở và người ta không bắt đầu bằng việc “cám ơn” thế giới, các bạn biết đấy. Vả lại, nơi hiu quạnh thì rất rộng, chúng ta không gặp nhau thường xuyên. Rồi điều chủ yếu có phải là chúng ta là chủ của chính mình, những người chủ của giới phụ nữ, và cả tình yêu? Image

Người ta thuyết phục tôi tin bằng những lời nói dối thi vị: người nào ra đi đều nói rằng tôi ở phố Suối, và rằng anh ta sẽ không uống thứ nước này. Tất nhiên! Nhưng lâu đài này mà tôi mang đến cho anh ta những niềm vinh dự của nó, có chắc đó là một hình ảnh? Nếu cung điện này lại tồn tại thì sao! Những người khách của tôi ở đó để đáp lễ; sự đỏng đảnh của họ là con đường ánh sáng dẫn tới đó. Đúng là chúng tôi sống bằng sự tưởng tượng của chính mình, khi chúng tôi ở đó. Và cái mà người này có thể làm phiền người kia ở nơi tránh khỏi cuộc săn đuổi tình cảm và ở cuộc gặp gỡ của những cơ hội là như thế nào?

Con người dự định và quyết định. Quyền tự chủ hoàn toàn phụ thuộc con người, nghĩa là quyết định duy trì ở tình trạng vô chính phủ cái băng đảng mỗi một ngày lại thêm đáng ngờ bởi những ham muốn của chính mình. Thơ ca đã chỉ dẫn cho con người về tình trạng ấy. Nó mang trong mình sự bù trừ hoàn hảo những điều khó chịu mà chúng ta phải chịu đựng. Nó có thể là một người điều hành, do vậy chỉ hơi một chút dưới ảnh hưởng của một sự thất vọng không thầm kín lắm, người ta đã dám coi nó như một việc vô cùng nghiêm trọng. Thời đại hãy tới vào lúc thơ ca ra sắc lệnh hủy bỏ tiền bạc và cắt đứt chỉ riêng cái bánh của bầu trời dành cho đất! Sẽ còn có những đám đông tụ tập tại những địa điểm công cộng và những trào lưu mà bạn muốn tham gia. Vĩnh biệt những sự lựa chọn phi lý, những giấc mơ vực thẳm, những sự ganh đua, những sự kiên trì đằng đẵng, sự thấm thoát của các mùa, trật tự giả tạo của các ý tưởng, đường dốc của sự nguy hiểm, thời gian dành cho tất cả! Người ta vất vả biết bao chỉ với việc làm thơ. Phải chăng chính chúng ta, những người đang sống bằng thơ là cố gắng làm cho điều mà chúng ta coi như việc điều tra đầy đủ phong phú hơn của mình giành ưu thế?

Nào có gì quan trọng nếu có sự mất cân đối nào đó giữa lời thanh minh này và sự minh họa cho nó. Điều quan trọng là quay ngược trở lại nguồn gốc của sự tưởng tượng thi ca, và nhất là gắn bó với nguồn gốc ấy. Tôi không dám nói là đã làm được điều ấy. Cần phải dựa vào chính mình để trụ lại được trong những vùng lạc hậu ấy, nơi cái gì cũng có vẻ như rất khó khăn, nhất là nếu muốn dẫn ai đó tới. Mà ta cũng không bao giờ chắc chắn là đã đến ở đó. Càng không thích bao nhiêu thì lại càng sẵn sàng dừng ở nơi khác. Nhưng ít ra là giờ đây đã có một mũi tên chỉ hướng những xứ sở ấy và đi tới cuối cùng chỉ còn phụ thuộc vào sự chịu đựng của du khách.

Người ta biết khá chính xác con đường cần đi. Tôi đã cố tình, trong một tiểu luận về trường hợp Robert Desnos có nhan đề: Lối vào của những người đồng bóng (Entrée des médiums), kể rằng tôi đã “chú ý tới các câu văn ít nhiều có phần riêng biệt, hoàn toàn cô độc, lại gần lúc sắp ngủ, nên những câu văn ấy có thể được lý trí cảm nhận, mà ta không thể khám phá ra ở chúng một nguyên nhân tiên quyết nào cả”. Thế là tôi vừa mới mạo hiểm với một cuộc phiêu lưu thi ca ít may mắn nhất, nghĩa là những cảm hứng của tôi cũng chính là những cảm hứng như của ngày hôm nay, nhưng tôi đã có niềm tin vào sự chậm chạp của quá trình soạn thảo để thoát khỏi những cuộc gặp vô ích bị tôi đã bài xích một cách cao thượng. Còn sót lại cái gì đó nơi ấy kiểu như sự e lệ trong tư duy của tôi. Cuối đời mình, có lẽ tôi sẽ nói được một cách khó khăn như người ta nói, sẽ biện giải được cho giọng nói của mình và số ít những hành vi của mình. Tôi cho rằng năng lực của lời nói (của lối viết: còn hơn thế nữa) có vẻ như gắn với năng lực rút ngắn một thông báo theo lối đột ngột (là bởi vì đã có bản trình bày) về một số lượng ít ỏi các sự kiện, một thông báo thi ca hay những cái khác mà tôi đã nắm được bản chất. Tôi hình dung rằng Rimbaud cũng làm thế thôi. Bằng một sự ưu tư đa dạng xứng đáng hơn cả, tôi sáng tác những bài thơ cuối cùng của Dãy núi sùng đạo (Mont de piété), nghĩa là tôi tận dụng hết mức những dòng chữ trắng của cuốn sách ấy. Những dòng này là sự hoàn toàn tin tưởng vào những phép toán của tư duy mà tôi tưởng như cần phải tránh cho độc giả. Về phần tôi, đó không phải là trò cờ gian bạc lận, mà là sự yêu thích được đối xử thô bạo. Tôi giành được ảo tưởng về một sự đồng lõa có thể, mà tôi càng ngày càng không cần đến nó. Tôi bắt đầu chăm chút một cách quá mức các từ ngữ vì không gian được chúng chấp nhận quanh mình, cho những tiếp tuyến của chúng với vô số các từ khác không được tôi nói đến. Bài thơ Cánh rừng đen là một ví dụ điển hình về trạng thái tinh thần ấy. Tôi đã dành sáu tháng để viết bài thơ mà không hề được nghỉ ngơi lấy một ngày. Nhưng do đó là sự tự trọng của tôi, thì phải chăng thời gian là không đủ, rồi người ta sẽ hiểu tôi. Tôi thích những lời thú tội ngu ngốc ấy. Trong thời gian đó, thứ giả-thi ca lập thể cố tìm cách cắm rễ, nhưng thứ thi ca ấy đã ra khỏi đầu óc của Picasso không hề tự vệ, và riêng phần mình thì tôi còn có thể được coi như người buồn tẻ giống như cơn mưa (tôi vẫn còn bỏ qua điều ấy). Tuy thế tôi nghi ngờ rằng, theo quan điểm thi ca, tôi đã đi sai đường, nhưng tôi đã tự cứu mình theo cách của tôi, tôi thách thức tính chất trữ tình bằng các định nghĩa và bằng các công thức (các hiện tượng Dada chẳng bao lâu sẽ xảy ra) và làm ra vẻ tìm kiếm một cách áp dụng thơ ca vào trong quảng cáo (tôi cho rằng thế giới sẽ kết thúc, không phải bằng một quyển sách đẹp mà bằng một quảng cáo đẹp đẽ cho địa ngục hay thiên đường). Image

Cùng thời kỳ ấy, Pierre Reverdy, một người, ít ra cũng buồn tẻ như tôi, đã viết:

Hình ảnh là một sự sáng tạo thuần khiết của lý trí

Nó không sinh ra từ một sự so sánh mà là từ sự xích lại gần nhau của hai hiện thực ít nhiều xa nhau

Những mối quan hệ của hai hiện thực được so sánh càng xa và càng chính xác thì hình ảnh sẽ lại càng mạnh - nó sẽ lại càng gây xúc động mạnh và có tính hiện thực thi ca (8) v.v...

Những từ này, dù là bí ẩn đối với những kẻ ngoại đạo, lại rất có ý nghĩa khai mở và tôi thường trầm tư lâu về chúng. Nhưng hình ảnh lại trốn bỏ tôi. Mỹ học của Reverdy, mỹ học hoàn toàn có tính hậu nghiệm làm cho tôi coi các hậu quả là nguyên nhân. Chính do đó mà tôi đi tới việc từ chối một cách dứt khoát quan điểm của mình.

Thế là một tối trước khi thiếp đi, tôi nghe thấy một câu nói khá kỳ quặc được cấu âm một cách rõ ràng tới mức không thể thay đổi một từ nào, nhưng không mang dấu vết gì của giọng nói, câu nói ấy đến với tâm trí tôi không có chút dấu vết nào của những sự kiện mà theo sự thú nhận của ý thức là đã trải qua vào cái khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy câu nói ấy được nhấn mạnh, có lẽ tôi dám nói là cái câu ấy nó nện vào kính. Tôi hình dung ngay được về nó và sắp bỏ qua thì đặc điểm có tính tổ chức của nó làm tôi chú ý. Quả thật, câu này làm tôi ngạc nhiên; tôi không may đã quên mất nó vào ngày hôm nay, đại loại như là: “Có một người bị cắt làm đôi ở cửa sổ”, nhưng câu nói ấy không hề lập lờ chơi chữ, vì có kèm theo lối biểu hiện mơ hồ hình ảnh (9) một người đang đi và bị một cái cửa sổ vuông góc cắt khúc thành hai nửa. Rõ ràng đấy là việc dựng lại một cách đơn giản trong không gian một người nghiêng người qua cửa sổ. Nhưng vì cái cửa sổ này cùng chuyển động với người đó, nên tôi nhận thấy rằng mình đang thấy một hình ảnh thuộc kiểu khá hiếm và tất nhiên tôi nhanh chóng trộn nó với chất liệu thi ca của mình Image. Đối với hình ảnh ấy, tôi đã không tin sớm hơn rằng nó dù sao cũng được thay thế bằng một sự kế tiếp gần như là gián đoạn của những câu văn, những câu ấy không làm cho tôi ngạc nhiên lắm và bỏ mặc tôi dưới ấn tượng về một sự không nguyên cớ tới mức sự tự chủ của tôi cho tới lúc ấy dường như là ảo tưởng, giống như tôi chỉ còn nghĩ đến việc chấm dứt cuộc tranh cãi bất tận đã xảy đến trong tôi (10).

Chú thích:

(1) Cần phải tính tới độ dầy của giấc mơ. Nói chung, tôi chỉ giữ lại điều xảy ra với tôi từ những lớp giấc mơ bề nổi nhất. Ở giấc mơ, điều mà tôi thích nhất khi xem xét lại, đó là mọi thứ còn tối tăm đối với sự thức, là mọi thứ không còn lại trong tôi từ việc sử dụng của ngày hôm trước, những tán lá tối tăm, những cành nhánh ngu ngốc. Trong “hiện thực” cũng thế, tôi thích rủ xuống hơn.

(2) Có lẽ ở đây Breton dùng chữ esprit với ý nghĩ tương phản với rêve (giấc mơ), vì thế chúng tôi tạm dịch là lý trí. (N.D).

(3) Có điều kỳ lạ trong cái kỳ ảo, đấy là không còn sự kỳ ảo nữa mà chỉ là hiện thực. Image

(4) Tên một tác phẩm của nhà văn hiện thực Pháp H.Balzac (1799-1850) mang tính huyền ảo lấy cảm hứng từ một số huyền thoại cổ. (N.D).

(5) Có lẽ Breton muốn nhắc đến François Villon (khoảng 1431-1463?), nhà thơ Pháp thời Trung đại, tác giả tập thơ nổi tiếng Khúc ba lát của những người bị treo cổ (Ballade des pendus). Thơ của Villon bị ám ảnh bởi cái chết và có ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ thế kỷ XIX, đặc biệt các nhà thơ lãng mạn như Théophile Gautier. (N.D).

(6) Jean Racine (1639-1699): nhà soạn kịch cổ điển chủ nghĩa trong lịch sử văn học Pháp với những tác phẩm mẫu mực lấy đề tài trong sử Hy lạp. (N.D).

(7) Charles Baudelaire (1821-1867), nhà thơ Pháp bị kết án năm 1857 vì xuất bản tập thơ Hoa Ác Image, ông là người được coi là dấu mốc cho sự xuất hiện của cảm hứng thơ ca hiện đại Pháp. (N.D).

(8) Bắc-Nam, tháng ba. 1918.

(9) Vẽ, lối biểu hiện bằng thị giác này có lẽ đối với tôi vượt trội hơn so với những cách khác. Chắc chắn là có những khả năng tiên quyết quyết định điều này. Từ ngày hôm nay, xảy đến với tôi việc tập trung một cách tự nguyện sự chú ý của mình tới những xuất hiện tương tự và tôi biết rằng những xuất hiện ấy không hề nhường chuyện này một cách minh bạch cho những hiện tượng thính giác. Có một cây bút chì và một tờ giấy trắng, tôi sẽ thấy dễ dàng khi đi theo những đường viền của nó. Đó không phải là vẽ, chỉ là căn ke mà thôi. Tôi cũng hình dung như thế một cái cây, một ngọn sóng, một nhạc cụ, tất cả mọi thứ mà tôi không thể cung cấp vào lúc này bản tổng quan nhất. Tôi đi sâu, với niềm tin chắc gặp lại được chính mình, vào trong một mê cung những đường thẳng dường như đối với tôi không đồng quy vào đâu. Và tôi cảm thấy điều ấy, khi mở đôi mắt, một ấn tượng rất mạnh về điều “chưa bao giờ thấy”. Chứng cớ của điều mà tôi đưa ra đã nhiều lần được Robert Desnos làm thử: để tin vào điều ấy, chỉ cần giở trang giấy số 36 của Những tờ giấy trắng chứa rất nhiều hình vẽ của ông (Roméo và Juliette, Một người đàn ông chết sáng nay) mà việc xem xét lại này bắt gặp đối với những hình họa của kẻ điên rồ và được xuất bản một cách không ác ý như thế.

(10) Knut Hamsun đặt dạng phát hiện này dưới sự phụ thuộc của cái đói, tôi đã từng là miếng mồi cho sự phát hiện ấy, và có lẽ anh ta đã sai lầm. (Vấn đề là không phải ngày nào tôi cũng ăn vào thời kỳ ấy cả). Đột nhiên, vẫn có những biểu hiện mà ông ta kể lại bằng những từ như thế này:

“Hôm sau, tôi thức dậy sớm. Trời còn tối. Đôi mắt tôi mở từ lâu, nhưng tôi nghe thấy tiếng đồng hồ quả lắc của phòng phía dưới điểm năm giờ. Tôi muốn ngủ lại, nhưng không thể, tôi thức hẳn, và cả ngàn chuyện luẩn quẩn trong đầu tôi.

Đột nhiên, một vài miếng ăn rất ngon xảy đến với tôi, chỉ dành riêng trong một bản phác thảo, trong mục tiểu phẩm; một cách rất ngẫu nhiên tôi đột nhiên tìm thấy những câu văn rất đẹp hệt như chưa bao giờ tôi viết được. Tôi lặp lại chúng một cách chậm chạp, từng từ một, những câu văn ấy thật tuyệt. Nó vẫn thường xảy ra như thế. Tôi đứng dậy, vớ lấy tờ giấy và một cây bút chì trên bàn đằng sau giường tôi. Hệt như là một mạch máu vỡ tung trong tôi, từ này tiếp từ kia, kế tiếp nhau, thích hợp với tình huống, cảnh chồng chất, hành động diễn ra những lời đối đáp nổi lên trong trí óc tôi, tôi vui một cách kỳ diệu. Những tư tưởng đến với tôi vô cùng nhanh chóng và tiếp tục chảy một cách dồi dào tới mức tôi đánh mất hàng đống những chi tiết tinh tế, bởi vì cây bút chì của tôi không thể đi nhanh được, trong khi tôi rất vội, tay luôn chuyển động, tôi không bỏ phí một phút. Những câu văn tiếp tục thúc đẩy tôi, tôi đắm mình trong chủ đề của mình”.

Apollinaire đã khẳng định rằng những bức tranh đầu tiên về Chirico đã được vẽ dưới ảnh hưởng những rối loạn mang tính cảm giác bản thể (như chứng đau nửa đầu, đau ruột kết).


"...biện minh cho trạng thái hoàn toàn đãng trí mà chúng tôi
trông đợi đạt được nơi trần thế này." (A. Breton)

Vì rất quan tâm tới Freud vào thời kỳ này và được làm quen với những phương pháp kiểm định của ông mà tôi vốn ít có cơ hội thử nghiệm qua những người bệnh trong thời chiến, nên tôi quyết nhận được ở chính mình điều mà người ta tìm cách đạt được ở bệnh nhân, đó là một cuộc độc thoại với tốc độ nhanh nhất, mà lý trí phân tích của chủ thể không thể kiểm soát, do đó việc kiểm soát ấy không hề quan tâm tới bất kỳ sự ngập ngừng nào, đó cũng chính là điều mà tư tưởng được phát biểu thành lời. Tôi đã có cảm tưởng hoặc còn cảm tưởng - câu văn về con người bị cắt đôi xảy đến với tôi đã chứng minh cho cách thức này - rằng tốc độ của tư duy không lớn hơn tốc độ lời nói, rằng tốc độ không nhất thiết thách thức ngôn ngữ, cũng như với ngòi bút đang viết. Chính bằng những khả năng này mà tôi và Philippe Soupault - người được tôi báo cho những kết luận đầu tiên này - đã tiến hành bôi đen tờ giấy bằng vẻ khinh thị đáng khen những gì sẽ kế tiếp theo lối văn chương. Dễ dàng làm nốt phần còn lại. Cuối ngày đầu tiên, chúng tôi có thể đọc cho nhau nghe khoảng năm mươi trang giấy có được theo cách này, và có thể bắt đầu so sánh kết quả của chúng tôi. Nói chung, những kết quả của Soupault và của tôi cho thấy một sự tương đồng đáng chú ý: cùng một lỗi cấu trúc, cùng sự thiếu khuyết như nhau, nhưng ở cả hai trường hợp đều có ảo tưởng về một sự cao hứng đặc biệt, rất nhiều xúc cảm, cũng một sự lựa chọn với những hình ảnh cùng một chất lượng hệt như chúng ta không thể chuẩn bị thật kỹ lưỡng một hình ảnh duy nhất, một sự mặn mà rất đặc biệt và thỉnh thoảng có vài chỗ là sự hài hước sắc sảo. Những khác nhau duy nhất của hai văn bản này đối với tôi có lẽ chủ yếu là liên quan tới khí chất tương hỗ của chúng tôi - khí chất của Soupault không tĩnh như của tôi, nếu tôi được phép phê bình một cách nhẹ nhàng như thế - và liên quan tới việc anh ấy đã mắc lỗi khi đặt một vài từ thay thế cho tiêu đề lên trên đầu một số trang, và chắc là do trí nghĩ bị lừa phỉnh. Ngược lại, tôi phải công bình với anh vì anh thường phản đối rất mạnh mẽ việc soạn lại dù nhỏ nhất, việc sửa lại dù rất ít ỏi trong mọi đoạn viết kiểu này, mà theo tôi vốn không phù hợp. Có lẽ về điều này thì anh ấy hoàn toàn có lý (11). Quả thật, rất khó đánh giá đúng mức những yếu tố khác nhau xuất hiện, thậm chí có thể nói rằng không thể đánh giá được chúng ngay từ lần đọc đầu tiên. Ngay cả bạn khi viết thì nhìn bề ngoài những yếu tố ấy đối với bạn cũng có vẻ xa lạ như đối với người đọc, và tất nhiên là bạn ngờ vực nó. Về cách thức làm thơ mà nói, chúng được ưa chuộng nhờ vào một mức độ phi lý trực tiếp rất cao, vì với một sự thẩm tra kỹ lưỡng hơn thì nét riêng biệt của sự phi lý ấy là ở chỗ nhường vị trí cho tất cả những gì là có thể chấp nhận được, và có tính hợp pháp trong thế giới này: ấy là tiết lộ một số lượng đặc tính và sự kiện nói chung không kém khách quan.

Để tưởng nhớ Guillaume Appolinaire vừa qua đời, và chúng tôi thấy hình như nhiều lần đã tập dượt theo kiểu này song không dành cho nó những phương tiện văn học tầm thường, Soupault và tôi đặt tên Chủ nghĩa Siêu thực cho cách diễn đạt mới thuần khiết mà chúng tôi có thể đạt được và chúng tôi nóng lòng cho những người bạn của mình tận dụng khả năng ấy. Tôi tin rằng ngày nay không cần phải bàn lại từ ấy nữa, và nghĩa của từ này được chúng ta sử dụng luôn chiếm ưu thế so với nghĩa của Appolinaire đã dùng. Đúng hơn, có lẽ chúng ta sẽ thử sử dụng từ Chủ nghĩa Siêu nhiên do Gérard de Nerval dùng trong lời đề tặng Những cô gái lửa (12). Đúng là dường như Nerval đã đạt được tới tinh thần mà chúng tôi theo đuổi, vì thực ra Appolinaire chỉ có chữ, vẫn còn chưa đầy đủ với chủ nghĩa siêu thực và tỏ ra bất lực không đưa ra được một bản tổng quan lý thuyết đáng ghi nhận. Đây là hai câu của Nerval đối với tôi có vẻ như rất đáng chú ý về phương diện này:

Tôi sẽ giải thích với ông, ngài Dumas thân mến, hiện tượng mà ông đã nói trên kia. Ông biết đấy, có một vài người kể chuyện không thể tưởng tượng mà không tự đồng nhất với các nhân vật thuộc trí tưởng tượng của mình. Ông biết người bạn cũ của chúng ta Nodier đã kể với niềm tin chắc chắn biết bao rằng ông ấy bất hạnh như thế nào khi bị đưa lên máy chém vào thời kỳ Cách mạng; người ta trở nên tin vào điều ấy tới mức người ta tự hỏi làm thế nào ông ta lại cho gắn trở lại được cái đầu của mình.

... Và vì ông đã bất cẩn khi trích dẫn một trong những bài thơ xon nê được sáng tác trong trạng thái mơ mộng theo lối Siêu nhiên (13) ấy, như những người Đức thường nói, nên ông cần nghe tất cả. Ông sẽ thấy chúng ở cuối tập thơ. Chúng không tối tăm hơn siêu hình học của Hegel hay những Những cái đáng nhớ của Swedenborg(14) và có thể đánh mất sự quyến rũ của mình khi được giải thích, nếu có thể hãy nhượng bộ với tôi ít nhất là giá trị của việc diễn đạt... (15)

Sẽ là ác ý khi phủ nhận quyền sử dụng của chúng tôi đối với từ Siêu thực theo ý nghĩa rất đặc biệt mà chúng tôi dành cho nó, bởi vì thật là rõ ràng là trước chúng tôi thì cái từ này không được chấp nhận. Tôi do vậy dứt khoát định nghĩa nó là:

Chủ nghĩa Siêu thực, danh từ giống đực, cơ chế tự động của tâm lý thuần khiết được dùng để diễn đạt hoạt động đích thực của tư tưởng hoặc bằng ngôn từ, hoặc bằng chữ viết, hoặc bằng mọi cách thức khác. Được tư tưởng xui khiến, vắng mặt mọi sự kiểm soát của lý trí, ngoài mọi thành kiến mỹ học và đạo đức.

... Tôi cảm thấy tiếng nói ấy (tức tiếng nói siêu thực - BT) không chỉ tỏ ra thích hợp với mọi tình huống của cuộc sống, thứ tiếng nói mà tôi luôn cố để nó trở nên có giá trị, tiếng nói ấy không những không tước đi của tôi bất kỳ phương tiện nào, nó còn mang lại cho tôi một sự sáng rõ kỳ lạ, cả trong lĩnh vực mà tôi ít chờ đợi nhất. Tôi thậm chí sẽ khẳng định rằng tiếng nói ấy đã dạy tôi và quả thật có lúc tôi đã sử dụng một cách siêu hiện thực những từ mà tôi đã quên cả nghĩa. Tôi có thể kiểm chứng ngay lập tức xem việc tôi sử dụng các từ ấy có tương ứng một cách chính xác với các định nghĩa của chúng không. Điều này có thể sẽ làm ta tin rằng ta không “học”, mà bao giờ cũng chỉ là “học lại”. Có những tình huống may mắn mà tôi đã làm quen như thế. Tôi không nói tới ý thức thi ca về các đối tượng, cái mà tôi chỉ có thể giành được khi gặp gỡ với chúng về mặt tinh thần trong hàng ngàn lần lặp lại.

Các hình thức của tiếng nói siêu thực là phù hợp nhất với cuộc đối thoại. Khi ấy, hai tư duy va chạm nhau; trong khi một cái thì phó mặc, còn cái kia lại chú tâm tới hình thức tiếng nói, nhưng nó chú tâm như thế nào? Giả thiết tư duy này được trộn lẫn với tư duy kia có lẽ sẽ là chấp nhận rằng trong một thời điểm thì tư duy này có thể hoàn toàn sống bằng tư duy kia, điều vị tất xảy ra. Và quả thật, sự chú ý của tư duy đối với tiếng nói hoàn toàn chỉ ở bề ngoài; tư duy chỉ có niềm vui thú là tán thành hay bài xích, thường thì là bài xích, với tất cả mọi mặt con người có thể có. Tuy thế cách thức dùng tiếng nói như vậy lại không cho phép tiếp cận bản chất của một vấn đề. Sự chú ý của tôi, mồi của một sự xin xỏ mà tư duy ấy không thể chối bỏ cho đúng lẽ, đã đối xử với tư duy thứ hai như kẻ thù; trong cuộc trò chuyện thường gặp, tư duy ấy “trách mắng” tư duy kia hầu như ở từng từ một, từng hình thái được tư duy sử dụng; tư duy ấy làm cho tôi có thể lợi dụng nó trong đối đáp bằng cách làm biến tính các hình thái. Điều ấy thật tới mức trong một vài trạng thái tinh thần bệnh lý khi các rối loạn giác quan thu hút toàn bộ sự chú ý của người bệnh, thì người này vừa tiếp tục đáp lại các câu hỏi, lại vừa chỉ giữ từ cuối cùng được phát âm trước mặt mình hay giữ lấy thành phần cuối cùng của câu nói kiểu siêu thực mà anh ta tìm thấy dấu vết trong trí óc mình:

Bao nhiêu tuổi hả anh? - Anh ý” (chứng lắp lời) (16)

Anh tên là gì? - Bốn mươi nhăm ngôi nhà” (Triệu chứng đính vải trang sức hay những câu trả lời bên cạnh)

Trí óc không nằm ở tâm điểm cuộc trò chuyện khi có điều gì đó rối loạn đang xảy ra. Cố gắng mang tính xã hội đang chủ trì ở đây và thói quen chủ yếu của chúng ta, chỉ riêng chúng đã có thể che giấu được sự rối loạn ấy với chúng ta một cách tạm thời. Đó cũng là điểm yếu lớn của cuốn sách khi không ngừng có xung đột với lý trí của những người đọc tốt nhất, vì tôi đòi hỏi những người đọc khó tính nhất. Trong cuộc trò chuyện rất ngắn mà tôi ứng tác trên kia giữa bác sĩ và bệnh nhân tâm thần, chính bệnh nhân đã thắng. Bởi vì anh ta đã áp đặt bằng những câu trả lời của mình cho sự chú ý của bác sĩ đang kiểm tra anh ta - và vì anh ta không phải là người đặt câu hỏi. Liệu có phải nói rằng tư duy của anh ta lúc này là mạnh nhất? Có thể. Anh ta tự do vì không phải quan tâm tới tuổi tác và tên họ của mình nữa.

Chủ nghĩa siêu thực thi ca mà tôi nghiên cứu, được áp dụng cho tới lúc này để khôi phục lại cuộc đối thoại trong sự thật tối cao của nó, bằng cách tách bỏ hai người tham gia đối thoại khỏi những gò bó xã giao. Mỗi một người trong số họ chỉ theo đuổi lời độc thoại của mình, chứ không hề tìm cách mang lại một niềm vui thú biện chứng đặc biệt và áp đặt phần tối thiểu của thế giới cho người đối thoại kia. Những lời nhận được, như bình thường, không có mục đích là phát triển một chủ đề, cũng chểnh mảng lơ là như người ta muốn, chúng cũng đều được áp dụng vào việc khác khi có thể. Còn về câu trả lời mà chúng đòi hỏi, về nguyên tắc thì câu trả lời đó hoàn toàn thờ ơ với lòng tự ái của người đã nói. Từ ngữ, những hình ảnh chỉ hiện ra như chiếc bàn đạp cho lý trí của người đang lắng nghe. Chính bằng cách này mà trong cuốn Những loại từ trường, cuốn sách đầu tiên thuần siêu thực, phải xuất hiện các trang giấy được tập hợp lại dưới cái tên: Những trở ngại, ở đấy Soupault và tôi đều tỏ ra là những người đối thoại vô tư.

Chủ nghĩa siêu thực không cho phép những ai say mê với nó lại bỏ dở khi họ thích. Tất cả đều nhằm tin rằng nó tác động lên lý trí theo cách của những chất ma túy; cũng như những chất này, nó tạo nên một trạng thái nhu cầu nhất định và có thể đẩy con người tới những cuộc nổi loạn khủng khiếpImage. Nếu người ta muốn, còn có một thiên đường hoàn toàn nhân tạo và cái sở thích được tô đậm bằng bài phê bình của Baudelaire cùng tên như những bài khác. Do vậy cần phân tích các hiệu quả huyền bí và những lạc thú riêng biệt có thể được thiên đường ấy sinh ra, ở nhiều khía cạnh thì chủ nghĩa siêu thực hiện ra như một sai lầm mới, sai lầm đó tưởng như không nhất thiết phải là của riêng một số người; nó như thứ thuốc phiện có thể thỏa mãn mọi kẻ tinh tế, một phân tích như vậy không thể không tìm thấy vị trí trong nghiên cứu này.

Có những hình ảnh siêu thực giống hệt như những hình ảnh thuốc phiện mà con người không gợi lại nữa, nhưng chúng lại “hiện ra với con người vừa tự phát vừa chuyên chế. Con người không thể vứt bỏ những hình ảnh ấy; bởi vì ý chí không còn sức mạnh nữa và không cai quản được nữa các năng lực của mình. Còn cần phải xem liệu người ta có bao giờ còn “gợi ra” các hình ảnh. Nếu người ta dừng lại ở đó, như tôi đã làm điều ấy, theo định nghĩa của Reverdy thì có vẻ như không thể tiến lại gần một cách tự nguyện điều mà anh ấy gọi là “hai hiện thực cách quãng”. Việc sáp lại gần có diễn ra hay không, chỉ có vậy. Về phần mình tôi phủ nhận một cách dứt khoát nhất, rằng ở Reverdy các hình ảnh kiểu như:

Trong dòng suối có một bài hát đang chảy.

hay:

Ánh sáng trải ra như một chiếc khăn trải bàn màu trắng.

hay:

Thế giới trở về trong một cái túi xách.

đều thể hiện mức độ nhỏ nhất của sự chủ ý. Theo tôi, điều sai lầm là cả quyết rằng “lý trí đã tóm được các mối quan hệImage của hai hiện thực đang hiện diện. Để bắt đầu, lý trí chẳng tóm lấy cái gì một cách có ý thức. Chính sự tiến lại gần theo cách ngẫu nhiên nào đó của hai khái niệm đã làm bật ra một thứ ánh sáng đặc biệt, ánh sáng của hình ảnh, tỏ ra vô cùng nhạy cảm với chúng ta. Giá trị của hình ảnh phụ thuộc vào vẻ đẹp của tia lửa nhận được; bởi vậy, giá trị là chức năng của sự khác biệt tiềm tàng giữa hai chất dẫn truyền. Khi sự khác biệt này hầu như không tồn tại như trong sự so sánh thì tia lửa không xảy ra. Thế là, theo suy nghĩa của tôi, lý trí không thuộc thẩm quyền của con người trong việc cùng chuẩn bị cho sự tiến lại gần của hai hiện thực rất xa nhau. Nguyên tắc liên hội của các ý tưởng, như chúng ta hình dung, chống lại sự tiến lại gần nhau. Hay có nên lại quay trở lại một nghệ thuật tỉnh lược bị cả Reverdy và tôi lên án. Do vậy buộc phải chấp nhận rằng cả hai khái niệm về hình ảnh không suy ra được cho nhau bằng lý trí nằm trong tầm của tia lửa sinh ra, rằng các khái niệm đó là những sản phẩm đồng thời của hành động mà tôi gọi là siêu thực, vì lý tính chỉ ghi nhận và đánh giá hiện tượng ánh sáng.

Cũng như chiều dài của tia lửa mạnh hơn khi xảy ra trong những thứ khí hiếm, bầu khí quyển siêu thực được tạo nên từ cách viết như máy, tôi rất mong đặt nó trong tầm tay của mọi người, đặc biệt sẵn sàng cho việc tạo nên những hình ảnh đẹp nhất. Người ta thậm chí có thể nói rằng các hình ảnh xuất hiện, trong dòng chảy chóng mặt ấy, như những cái cờ hiệu duy nhất của lý trí. Lý trí dần dần tin vào hiện thực tối cao của những hình ảnh ấy. Trước tiên chỉ là chịu đựng chúng, lý trí ngay sau đó nhận ra rằng các hình ảnh vuốt ve lý tính của nó, và làm tăng lên được bao nhiêu hiểu biết cho lý trí. Nó ý thức được về những tri thức mênh mông không giới hạn, nơi những mong muốn của nó được biểu hiện, nơi điều chấp nhận và điều phản đối không ngừng giảm đi, nơi sự tối tăm của lý trí không tiết lộ nó. Thế là, chuyên chở và làm lý trí vui thú, các hình ảnh ấy hầu như không để cho lý trí thời gian làm bất cứ điều gì. Đêm trong số những đêm đẹp nhất là đêm của các tia chớp: ánh sáng, so với nó, là đêm. Image

Những kiểu hình ảnh không đếm xuể của chủ nghĩa siêu thực sẽ đòi hỏi một sự phân loại mà giờ đây tôi không dự định thử nghiệm. Việc xếp nhóm các kiểu đó tùy theo sự tinh tế đặc biệt của chúng có thể dẫn tôi đi quá xa: tôi chủ yếu muốn tính tới hiệu năng chung của chúng. Đối với tôi, hiệu năng có sức mạnh nhất là hiệu năng thể hiện mức độ võ đoán cao nhất, tôi không giấu giếm điều ấy; hiệu năng mà người ta mất nhiều thời gian nhất để thể hiện bằng tiếng nói thiết thực, hoặc là hiệu năng ấy chứa đựng một liều khổng lồ mâu thuẫn hình thức, hoặc là một trong những khái niệm của nó được che giấu một cách kỳ lạ, hoặc là vì thông báo một cách ấn tượng nên hiệu năng có vẻ như được kết thúc một cách yếu ớt (dù cho nó khép góc đột ngột của chiếc com-pa), hoặc là hiệu năng ấy có được trong chính mình một sự biện minh có tính hình thức giễu nhại, hoặc là nó thuộc loại ảo giác, hoặc là hiệu năng ấy gán một cách tự nhiên cho sự trừu tượng cái mặt nạ của sự cụ thể hay ngược lại, hoặc là nó liên can tới sự phủ định đặc điểm thể chất sơ đẳng nào đó, hoặc là nó gây ra tiếng cười. Đây là một vài ví dụ, xếp theo trật tự:

Màu đỏ rubi của rượu sâm banh. Lautréamont

Đẹp như định luật dừng phát triển ở ngực những người lớn, mà thiên hướng của họ với sự tăng trưởng không phải nằm trong mối quan hệ số lượng phân tử mà cơ thể của họ đồng hóa. Lautréamont

Một nhà thờ dựng lên chói lòa như một gác chuông. Philippe Soupault

Trong cơn buồn ngủ của Rrose Sélavy có một người lùn đi ra từ một cái giếng vừa mới ăn cái bánh của mình vào đêm. Robert Desnos

Trên cây cầu màu phớt hồng ở đầu con mèo cái trở nên dịu đi. André Breton.

Về phía trái một chút, trong bầu trời của mình được đoán, tôi thoáng nhận thấy - nhưng không chắc có phải một làn khói máu và chết chóc - sự hào nhoáng mờ xỉn của những nhiễu loạn tự do. Louis Aragon.

Trong cánh rừng bốc cháy, / Những con sưư tử còn tươi mới. Roger Vitrac

Màu sắc của phần phía dưới một người đàn bà không nhất thiết liên quan tới hình ảnh đôi mắt bà ta, điều ấy làm một nhà triết học nói rằng thật vô ích khi gọi tên: “Loài chân đầu có nhiều lý do hơn là loài bốn chân khi sợ hãi sự tiến bộ”. Max Morise.

1. Dù muốn hay không, thì vẫn có ở đấy cái gì đó làm hài lòng rất nhiều đòi hỏi của lý trí. Toàn bộ các hình ảnh ấy có vẻ như chứng minh rằng lý trí chín muồi vì những điều khác với những niềm vui nhẹ nhàng mà lý trí nói chung là hòa hợp. Đấy là cách duy nhất mà lý trí phải cho số lượng lý tưởng các sự kiện được nó gánh chịu quay theo hướng có lợi cho mình. Những hình ảnh ấy mang lại cho lý trí khả năng biến mất thông thường và những phiền phức do sự biến mất dành cho nó. Không hề tồi khi các hình ảnh ấy cuối cùng lại làm chưng hửng lý trí, bởi vì làm chưng hửng lý trí chính là đặt lý trí trong sai lầm của chính mình. Những câu văn mà tôi trích ra đều bổ sung vào đấy là chính. Nhưng lý trí khi nếm trải những câu văn ấy lại rút được từ đấy ra tri thức tự nhận được ra mình trên con đường thẳng; cho chính mình, nó sẽ không thể trở thành thủ phạm tế nhị quá đáng. Nó chẳng có gì để sợ bởi vì ngoài ra, nó tỏ ra mạnh để bao vây tất cả.

2. Lý trí ẩn sâu vào trong chủ nghĩa siêu thực và nếm trải lại phần tuyệt nhất của tuổi thơ mình bằng sự hưng phấn. Đối với lý trí chỉ có một chút, còn sự xác thực của lý trí, vì nó đang chìm đắm dần, lại vượt qua lần nữa cả điều không thể vượt qua của cuộc đời mình chưa đầy một phút. Ai đó sẽ nói với tôi rằng chẳng đáng khích lệ. Nhưng tôi không thiết tha việc khuyến khích mọi người sẽ nói với tôi điều ấy. Từ những kỷ niệm trẻ thơ và một vài kỷ niệm khác xuất hiện một cảm xúc không thể chiếm đoạt và tiếp đó sa đọa, tôi coi tình cảm ấy vô cùng dồi dào khi đang tồn tại. Có thể chính tuổi thơ mới tiến lại gần nhất “cuộc sống thực”; ở ngoài tuổi thơ con người chỉ còn có một vài vé ưu tiên thêm vào giấy thông hành của mình; tuy tuổi thơ là khi tất cả cùng góp sức vào việc sở hữu có hiệu quả về chính mình, và không có điều bất ngờ. Nhờ vào chủ nghĩa siêu thực, có vẻ như những may mắn ấy sẽ quay trở lại. Hệt như nếu người ta còn lao tới sự cứu vớt của mình, hay tới sự mất mát của mình. Thì người ta sẽ lại nếm trải trong bóng tối một sự khủng khiếp quý giá. Ơn Chúa, đó chỉ còn là nơi Chuộc tội. Hơi run rẩy, ta đi qua cái mà những người ưa huyền bí gọi là khung cảnh hiểm nguy. Trên từng bước đi của mình, tôi thầm nghĩ tới những con quái vật đang rình mò; chúng còn chưa phải có ác ý quá lắm đối với tôi và tôi không lạc, bởi vì tôi sợ chúng. Đấy là “những con voi có đầu đàn bà và những con sư tử biết bay”, mà Soupault và tôi, cả hai vừa mới run rẩy gặp, đấy là “con cá tan được”, nó vẫn còn làm tôi khiếp sợ đôi chút. Con cá tan được, có phải tôi là con cá tan được, vì tôi được sinh ra dưới dấu hiệu của những con Cá và con người thì tan ra trong tư duy của mìnhImage. Hệ động vật và hệ thực vật của chủ nghĩa siêu thực đều không dễ thổ lộ.

3. Tôi không tin rằng sẽ có một công thức sáo mòn kiểu siêu thực chủ nghĩa. Những đặc điểm chung cho tất cả các văn bản cùng thể loại, trong số ấy chỉ riêng những văn bản mà tôi vừa lưu ý và rất nhiều cái khác thôi có thể cung cấp cho tôi một bản phân tích hợp lý và một bản phân tích ngữ pháp chặt chẽ, những đặc điểm văn bản ấy không đối lập với một sự tiến triển nào đó của văn xuôi siêu thực theo thời gian. Tiếp đó là rất nhiều các tiểu luận được tôi miệt mài theo hướng này từ năm năm nay và tôi thích thú khi cho là phần lớn chúng cực kỳ mất trật tự, những câu chuyện vặt vãnh tạo nên phần tiếp của tập sách này cung cấp cho tôi một chứng cớ hiển nhiên về điều đó. Vì điều ấy, tôi không coi chúng là xứng đáng hơn hay không để làm hiện ra dưới con mắt độc giả những hạt mầm mà sự đóng góp của chủ nghĩa siêu thực có khả năng làm chúng trở thành hiện thực trong ý thức của độc giả.

Các phương tiện siêu thực chủ nghĩa tuy thế lại đòi hỏi được trải rộng. Tất cả đều thuận lợi để nhận được sự bất ngờ mong muốn từ một vài liên tưởng. Những tờ giấy dán của Picasso và của Braque có giá trị như sự dẫn nhập một điều sáo rỗng vào một sự phát triển văn chương thuộc phong cách được gọt giũa nhất. Thậm chí được phép gọi là Bài thơ từ cái mà ta nhận được do lắp ghép một cách rất vô cớ (hãy tìm hiểu cú pháp nếu bạn muốn) các tiêu đề và một phần các tiêu đề được cắt rời ở các trang báoImage.

Tôi cảm thấy các áp dụng của chủ nghĩa siêu thực vào hành động còn trở nên quan trọng theo một cách khác (17), tôi đã gợi ý điều ấy một cách đầy đủ. Có lẽ tôi không tin vào phẩm chất tiên tri của ngôn từ siêu thực. "Điều tôi nói ấy là sấm ngôn" (18): Vâng, chừng nào tôi muốn, nhưng thế nào thì đúng là sấm ngôn(19)? Sự sùng đạo của con người không lừa dối tôi. Tiếng nói siêu thực chủ nghĩa từng làm lay động Cumes, DodoneDelphé không là cái gì khác ngoài tiếng nói xui khiến tôi viết những bài diễn văn ít kích thích nhất. Thời đại của tôi không nhất thiết là của thời đại siêu thực, tại sao tiếng nói ấy lại giúp tôi giải quyết vấn đề trẻ thơ từ số phận của mình? Vì không may mắn, tôi vờ như hành động trong một thế giới để có được cả những gợi ý của tiếng nói siêu thực, nơi ấy tôi có thể buộc phải chấp nhận có hai người phiên dịch cho những gợi ý này, một kiểu người để giải thích cho tôi những câu của chủ nghĩa siêu thực, một người, nhưng không thể tìm thấy, để áp đặt cho những người tương tự như tôi cách hiểu mà tôi có thể có. Thế giới ấy, nơi tôi chịu đựng điều mà mình chịu đựng (không đi xem ở đấy), thế giới hiện đại cuối cùng thật kinh khủng! Anh muốn tôi làm gì ở đó? Giọng nói siêu thực sẽ có thể im lặng, tôi không bị ràng buộc nữa vào việc tính đếm những sự biến mất của mình. Tôi sẽ không tham gia vào việc khấu trừ tuyệt diệu nữa, dù là ít bao nhiêu đi nữa, đối với những năm tháng của cuộc đời tôi. Tôi sẽ như Nijinski được người ta dẫn tới những vở kịch múa Nga năm ngoái, và anh ta không hiểu chút gì những màn trình diễn đang xem. Tôi sẽ lẻ loi, lẻ loi trong chính mình, xa lạ với mọi vở kịch múa của thế giới. Điều tôi làm, điều tôi không làm, tôi trao nó cho anh.

Ngay sau đây, tôi có một ham muốn lớn là cân nhắc sự mơ mộng khoa học một cách độ lượng, cuối cùng dù là khó coi ở mọi phương diện. Điện báo vô tuyến ư? Tất nhiên. Bệnh giang mai ư? Nếu anh muốn. Chụp ảnh ư? Tôi chẳng thấy có gì bất tiện. Điện ảnh ư? Hoan hô những phòng tối. Chiến tranh ư? Chúng ta cùng cười tươi. Điện thoại ư? Alô, vâng. Tuổi trẻ ư? Những hàng tóc trắng đầy quyến rũ. Hãy thử làm cho tôi nói cám ơn: “Cám ơn”. Cám ơn... Nếu kẻ tầm thường đánh giá đúng, chính xác mà nói, chuyện nghiên cứu của phòng thí nghiệm, khi những cuộc tìm kiếm ấy đã phóng được một chiếc máy, khám phá được một chất huyết thanh, thì kẻ tầm thường sẽ tự cho là mình liên quan trực tiếp tới chuyện ấy. Không nghi ngờ rằng người ta đã từng muốn cải tạo số phận của mình. Tôi không biết điều gì xuất hiện một cách chính xác trong lý tưởng của những nhà thông thái có ước nguyện nhân đạo, nhưng tôi cảm thấy điều ấy không tạo nên tổng số rất lớn lòng nhân từ. Dĩ nhiên tôi nói về những nhà thông thái thật sự chứ không phải những người phổ biến kiến thức khoa học thuộc đủ hạng, những người làm sao để được cấp phát một bằng phát minh. Trong lĩnh vực này cũng như lĩnh vực khác, tôi tin vào niềm vui siêu thực thuần khiết của con người, vốn quen với thất bại thường xuyên, nên không tự coi như đã thua cuộc mà xuất phát từ nơi mình muốn, bằng con đường hoàn toàn khác với một con đường chính đạo để đạt tới đích. Bất cứ hình ảnh nào mà con người cho là đúng lúc để đánh dấu bước tiến của mình về nó, hình ảnh ấy sẽ mang lại cho con người sự thừa nhận của công chúng, thì tôi có thể thú thực rằng nó không làm tôi bận lòng. Vật chất mà con người phải lưu tâm cũng không cần thiết cho tôi nữa: những ống thủy tinh của người hay những ngòi bút sắt của tôi... Còn về phương pháp của người, tôi coi như cái đáng giá như của tôi. Trong công việc, tôi đã gặp người khám phá phản xạ ngoài da gan bàn chân; anh ta không ngừng dùng tay chữa cho những bệnh nhân của mình, hoàn toàn khác với một “cuộc thi” mà anh ta thực hiện, rõ ràng là anh ta không tin vào bất kỳ sơ đồ nào nữa. Mỗi chỗ, anh ta nêu một nhận xét, xa xôi, nhưng không vì điều ấy mà hạ cái ghim của mình xuống, trong khi ấy cái búa của anh ta luôn chuyển động. Việc chữa trị cho những người bệnh, anh ta để mặc nhiệm vụ vô ích ấy cho người khác. Anh ta hoàn toàn lên cơn sốt thiêng liêng.

Chủ nghĩa siêu thực, như tôi dự định về nó, tuyên bố chủ nghĩa phi-cơ hội của chúng tôi là tuyệt đối nên không phức tạp lắm khi thể hiện nó như nhân chứng được miễn tội, trong vụ kiện của thế giới hiện thực. Ngược lại, chủ nghĩa ấy chỉ nghĩ tới việc biện minh cho trạng thái hoàn toàn đãng trí mà chúng tôi trông đợi đạt được nơi trần thế này. Việc đãng trí của Kant (20) đối với phụ nữ, việc đãng trí đối với “cây nho” của Pasteur (21), sự đãng trí đối với xe cộ của Curie (22) về khía cạnh này vô cùng tiêu biểu. Một cách tương đối, thế giới này chỉ phụ thuộc vào mức độ tư duy và các biến cố theo kiểu ấy chỉ là những chương đoạn tiêu biểu nhất của một cuộc chiến tranh giành độc lập mà tôi lấy làm hãnh diện được tham gia. Chủ nghĩa siêu thực là “tia sáng vô hình” cho phép chúng ta một ngày nào đó chiến thắng đối thủ của mình. “Anh không run sợ nữa, hỡi bộ xương”. Mùa hè này, những bông hồng có màu xanh; gỗ đó là chất thủy tinh. Mặt đất được phủ trong màu xanh của nó gây cho tôi chút hiệu quả như một hồn ma. Sống và ngừng sống đều là những giải pháp tưởng tượng. Tồn tại mới ở nơi khác.

Phùng Kiên dịch
từ nguyên bản tiếng Pháp
Phương Ngọc hiệu đính (12/4/2004)

************
Chú thích:

(11) Càng ngày tôi càng tin vào sự không thể sai lầm của tư tưởng mình so với chính mình. Tuy nhiên trong lối viết bằng tư tưởng ấy, khi người ta được phó mặc cho sự đãng trí bên ngoài đầu tiên, có thể xảy ra những “lộn xộn”. Người ta có lẽ sẽ không có lỗi khi tìm cách che giấu chúng. Theo định nghĩa, tư tưởng rất mạnh, và không có khả năng sai lầm. Chính là dựa trên sự tính toán của những gợi ý tới với tư tưởng từ bên ngoài mà cần nêu ra những yếu kém hiển nhiên.

(12) Cả Thomas Carlyle trong Sarton Resartus (chương VIII: Chủ nghĩa siêu nhiên tự nhiên), 1833-34.

(13) Nguyên văn supénaturaliste. (N.D).

(14) Nhà triết học và thần trí học người Thụy Điển, có những ý tưởng gợi ý cho Baudelaire về tư tưởng tương ứng giao hòa trong sáng tác nghệ thuật.

(15) Xem thêm Chủ nghĩa hiện thực lý tưởng (idéoréalisme) của Saint-Pol-Roux.

(16) Trong trường hợp này, chúng tôi cố gắng chuyển dịch cho phù hợp với điều mà Breton vừa nói ở trên so với nguyên bản: người tâm thần trong cuộc đối thoại với bác sĩ nhắc lại ý nguyên cái từ cuối cùng mà anh ta nghe thấy. Trong câu tiếng Pháp thì chữ “anh” xuất hiện cuối câu hỏi. (N.D).

(17) Một vài sự thận trọng mà tôi được phép làm dựa trên trách nhiệm nói chung và trên những sự xem xét kỹ của dược điển nhằm xác lập mức độ trách nhiệm của một cá nhân: trách nhiệm toàn bộ, phi trách nhiệm, trách nhiệm hạn chế (nguyên văn), khó khăn tới mức tôi phải chấp nhận nguyên tắc của một tội lỗi nào đó, có thể tôi thích biết các hành động phạm tội đầu tiên sẽ được phán xử như thế nào, và đặc điểm siêu thực của chúng có thể không gây chút nghi ngờ nào. Phải chăng bị can sẽ được trắng án hay anh ta sẽ chỉ tận dụng được các tình huống giảm nhẹ? Thật là thiệt hại khi các tội phạm báo chí không bị trừng trị nữa, và chúng ta không tham gia sau đó vào một vụ án kiểu như thế: bị cáo đã xuất bản một cuốn sách vi phạm đạo đức chung; về lời than thở của một số ai đó về một số công dân của mình.

(18) Rimbaud.

(19) Tuy thế, ... Có lẽ cần biết rõ ràng đích xác. Hôm nay, ngày 8 tháng Sáu năm 1924, nhằm lúc một giờ, giọng nói thì thào với tôi: “Béthune, Béthune”. Thế là gì? Tôi không biết Béthune và không có chút ý niệm gì về tình trạng của điểm này trên bản đồ nước Pháp, Béthune chẳng gợi gì cho tôi, ngay cả một cảnh của Ba người lính ngự lâm. Có lẽ tôi phải đi Béthune, nơi có lẽ điều gì đó chờ tôi; có thể thật sự nó rất đơn giản. Người ta đã kể cho tôi rằng trong một cuốn sách của Chesterton, vấn đề là có một thám tử, để tìm kiếm một ai đó mà anh ta tìm trong một thành phố, tỏ ra hài lòng khi lục lọi kỹ càng từ nóc tới sàn nhà những ngôi nhà tỏ ra có những dấu hiệu bất thường ở bên ngoài. Hệ thống ấy đáng giá một cái khác.

Cũng như thế năm 1919, Soupault đi vào nhiều khu nhà khó vào để hỏi người gác cổng liệu Philippe Soupault có ở đó không. Anh không ngạc nhiên về một câu trả lời khẳng định, tôi nghĩ thế. Có lẽ anh sẽ đi gõ chính cửa nhà mình.

(20) Emmanuel Kant (1724-1824) nhà triết học lớn người Đức với thuyết “bất khả tri” và triết học phê phán.

(21) Nhà vi trùng học người Pháp đã tìm ra vi-rút bệnh dại.

(22) Nhà vật lý học người Pháp, cùng vợ là bà Marie Curie tìm ra chất phóng xạ nhưng chết vì tai nạn xe ngựa khi qua đường.

Từ lãng mạn đến siêu thực (Time)


Từ lãng mạn đến siêu thực

(Thuỵ Khuê)


Trường phái siêu thựcchủ thuyết hiện sinh là hai huynh hướng tư tưởng đã ảnh hưởng sâu xa đến toàn bộ sáng tác văn học nghệ thuật Pháp trong thế kỷ này.

Xuất phát từ hai triết điểm khác nhau: Siêu thực đi từ triết học phân tâm của Freud, coi vô thức như chủ thể của sáng tạo. Siêu thực là hiện thân của mộng, đề cao vai trò của mộng. Hiện sinh, trong quan điểm của Sartre, bác bỏ ý niệm vô thức của Freud, coi ý thức mới là chủ thể của sáng tạo. Hiện sinh là hiện thân của ý thức, của thực.

Siêu thựchiện sinh vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau. Cả hai đều tìm đến tự do như cứu cánh của sáng tạo, cùng chi phối sáng tác văn học nghệ thuật, không những ở Pháp mà còn ảnh hưởng đến văn học nghệ thuật toàn cầu.

1-

André Breton là người sáng lập trường phái siêu thực. Nhưng trước khi tìm hiểu con đường tư tưởng của Breton, có lẽ phải sơ lược nhìn lại tiến trình thơ ca Pháp, từ lãng mạn đến siêu thực.
Thi ca Pháp thế kỷ XIX có ba khuynh hướng chính: Lãng mạn (Romantisme), Thi sơn (Parnasse) và Tượng trưng (Symbolisme). Cả ba khuynh hướng này không có lãnh phân rõ rệt, không có chủ trương ngã ngũ và chính các nhà thơ đôi khi xuất hiện trong cả hai, ba khuynh hướng khác nhau.
Lãng mạn -Romantisme, phát xuất từ một quan niệm tiểu thuyết của Stendhal mà ông dùng chữ Romanticisme để giữ nguyên gốc Ý. Khi dịch sang tiếng Việt là Lãng mạn, chúng ta đã đánh mất nghĩa tiểu thuyết trong từ nguyên Pháp. Theo Stendhal, tiểu thuyết phải phù hợp với thời đại của nó: Romanticisme (lãng mạn) là nghệ thuật trình bầy cho quần chúng những tác phẩm vừa phù hợp với thói quen và đức tin hiện hành của họ, vừa có khả năng cho họ nhiều hứng thú nhất. Cổ điển (Classicisme), ngược lại, là thứ văn chương chỉ làm thú vị ông, bà, cố của quần chúng mà thôi.
Thơ ca lãng mạn phát triển mạnh khoảng 1820-30 với những tên tuổi như Lamartine, Vigny, Hugo, Musset... Lãng mạn đưa ra "cái tôi" trữ tình (lyrique), đề cao tự do cá nhân, tự do sáng tác, phá bỏ những ràng buộc, những quy luật hình thức chặt chẽ của khuôn mẫu cổ điển. "Cái tôi" trở thành chủ thể của sáng tác, nó tự do hòa hợp tình cảm với thiên nhiên, tô màu ngoại giới theo cảm xúc, theo tưởng tượng của thi nhân. Giữa con người và vũ trụ không còn lằn ranh, không chia giới tuyến. Chủ nghĩa lãng mạn đã ảnh hưởng sâu xa đến văn học Việt Nam trước 45, đến Tự Lực Văn Đoàn và phong trào Thơ Mới.

Thi sơn (Parnasse) không phải là một trường phái, cũng không phải là một nhóm mà chỉ là một số tư tưởng đồng quy chung quanh một tập san tựa đề Thi sơn đương thời (le Parnasse contemporain), số đầu ra năm 1866, số thứ nhì năm 1871 và số thứ ba năm 1876. Với những tên tuổi như Verlaine, Mallarmé, Héredia, Coppée, Mendes, Dierx, Valade... Họ chối bỏ lãng mạn và đề cao Gautier, Banville và nhất là Baudelaire. Thi sơn không tin ở cảm hứng mà xưng tụng lao động ngôn ngữ, tiếp sức bằng tưởng tượng, cho phép nhà thơ sáng suốt và thản nhiên diễn tả những đam mê, không cần thử nghiệm, từng trải. Leconte de Lisle đề nghị một thứ thơ "khách quan", giao thoa khoa học và nghệ thuật.
Nhưng ngay từ số thứ nhì đã có sự rạn vỡ: Mallarmé khả nghi vì thơ khó hiểu, Verlaine bị nghi ngờ đi hai hàng và có đời tư nhảm nhí. Charles Cros cũng tách riêng. Số thứ ba đi đến đoạn tuyệt: CoppéeAnatole France chọn bài, loại phắt Mallarmé, VerlaineCros ra ngoài.
Tóm lại Thi sơn chối bỏ những thái quá của "cái tôi" trữ tình lãng mạn, trở lại sự hoàn hảo hình thức của cấu trúc cổ điển, với những câu thơ hay, giầu âm điệu, đưa con người trở về những suy tư sâu sắc có tính cách triết học và khoa học.
Thi sơn ảnh hưởng sâu rộng trong thi ca Pháp đến khoảng 1914 mới thực sự nhường chỗ cho những trào lưu mới hơn, chủ yếu là siêu thực sau này.

2-

Tượng trưng (Symbolisme) thật sự mở đầu cho giai đoạn hiện đại. Những khái niệm mới về thơ ca xuất hiện vào khoảng 1885. Một số nhà thơ trẻ như Vielé-Griffin, Dujardin, Ghil, Henri de Régnier, và phê bình như Wyzewa, Fénéon thường hẹn nhau ở salon văn nghệ của Mallarmé, ngày thứ ba mỗi tuần, rue de Rome. Ảnh hưởng của Mallarmé vào những cuộc thảo luận hình thành ý niệm: Ngoài cảm xúc, tinh tế, thơ còn có một ý nghĩa siêu hình và là giá trị cao nhất trong những hoạt động của con người.
Năm ấy (1885) Dujardin đang điều hành tạp chí Wagner (Revue Wagnérienne), bèn lôi kéo Mallarmé vào quỹ đạo lý thuyết và âm nhạc của Wagner. Từ đó nẩy sinh ý tưởng: Thơ phải hướng về âm nhạc. Cụm từ "Art suggestif" (nghệ thuật khơi gợi) ra đời và thi ca thuộc lãnh vực khơi gợi.
Năm 1886, xuất hiện bài viết tựa đề "Traité du verbe" (khái luận ngôn từ) của René Ghil, trong đó thơ được xác định từ hai yếu tố âm nhạc và gợi cảm, và danh từ symbole (biểu tượng, tượng trưng) xuất hiện lần đầu.
Ngày 18/9/1886, Jean Moréas cho in trên Figaro bài viết tựa đề "Le Symbolisme" được coi như bản tuyên ngôn Tượng trưng. Nhưng bài này cũng không nói gì rõ ràng về đường hướng tư tưởng. Baudelaire, Mallarmé, Verlaine, Banville được coi là những người khai sáng. Tượng trưng chống lại các hình thức "giáo khoa, ngâm nga, cảm xúc giả tạo, mô tả chủ quan" và tìm cách "khoác cho Ý tưởng một hình thức nhậy cảm, hình thức này không phải là chủ đích, nó vừa dùng để diễn tả ý tưởng, mà lại chỉ có tính cách phụ thuộc mà thôi."
Nhưng người ta không mô tả cái hình thức nhạy cảm (forme sensible) ấy như thế nào, cũng không đả động đến khái niệm symbole.
Đối với một số người, Tượng trưng là quá độ của Ấn Tượng, một sự dăng dài cảm giác bằng trực giác, là một nghi vấn về sự vật.
Nghi vấn này dẫn đến mối giao cảm giữa những quan hệ hữu hình, giữa hữu hình và vô hình. Khoảng 1890, Tượng trưng được hiểu như một kết hợp giữa mơ mộng và ý tưởng.
Ảnh hưởng của Mallarmé tỏa rộng: Bóng tối rất cần thiết cho thơ. Từ đó phát xuất sự tìm chữ hiếm, những cách cấu trúc ngôn ngữ phức tạp, những hình thức ẩn bí mơ hồ. Một số người vẫn còn giữ nguyên vần điệu, theo Mallarmé, Verlaine. Một số người hướng hẳn về thơ tự do ngay từ 1886.
Được coi là thần tượng trong trường phái Tượng trưng, Mallarmé thật sự đã thay đổi quan niệm thơ ca, khai phóng ngôn ngữ. Theo ông: Ngôn ngữ tượng trưng cho cuộc đời, muốn thay đổi cuộc đời phải thay đổi ngôn ngữ. Mỗi lời nói của Mallarmé được coi như là một thứ sấm ngôn, phi trường phái. Ông tìm kiếm một thứ "chữ toàn diện, mới, xa lạ với ngôn ngữ thông thường, tựa như bùa chú", chữ trong bề dầy của ngữ nguyên, bề sâu của lịch sử.
Mallarmé mất vào những năm cuối thế kỷ XIX (1898) và hai mươi năm sau, một trường phái mới ra đời: Siêu thực.
Ở Việt Nam, Tượng Trưng đã ảnh hưởng sâu xa đến lớp nhà thơ chuyển tiếp từ thơ mới đến thơ hiện đại. Đặc biệt nhóm Đinh Hùng, Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch (em Vũ Hoàng Chương), Vương Thanh, lập thi phái Tượng Trưng và xuất bản giai phẩm Dạ Đài cuối năm 1945. Đối với Trần Dần, Đinh Hùng là nhà thơ tượng trưng đầu tiên của Việt Nam với Mê Hồn Ca, Lạc Hồn Ca...

3-

Hai nhà thơ lớn khác của thế kỷ XIX được coi là cha đẻ của thơ hiện đại Pháp là Gérard de NervalBaudelaire. Họ là tiền trạm của Tượng trưngSiêu thực.
Gérard de Nerval (1808-1885) ngay từ đầu thế kỷ XIX đã đem mộng vào thơ.
Dịch Goethe từ hồi còn đi học, Nerval bị ảnh hưởng sâu đậm Goethe, bị mê hoặc bởi Faust, và từ thực tại đau thương của cuộc đời: mồ côi mẹ, người yêu Adrienne mất trong tu viện; Nerval đã tìm về cõi chết, về tiền kiếp như một thử nghiệm giao lưu. Ông cho rằng: Mộng (songe) cho phép "mở những cửa ngà hay cửa sừng phân cách chúng ta với thế giới vô hình".
Thơ ông có những hình ảnh vừa chính xác vừa bí mật, đưa đến những quyến gọi gập gỡ giao hình, gieo thân giữa sống và chết, giữa mộng và đời.
Nerval treo cổ tự tử năm 1885, gần Châtelet.
Baudelaire (1821-1867) diễn tả những đối chất trong tâm hồn, những dày vò giữa linh hồn và xác thịt.
Baudelaire đã khám phá ra thiên tài âm nhạc Wagner, tìm đến Edgar Poe như một tri kỷ trong mối giao tình giữa trần gian và âm thế, đem cái spleen -nỗi sầu nhân thế- của Poe vào thơ Pháp.
Ác Hoa (Les fleurs du mal) của Baudelaire biểu dương nỗi khát vọng đổi trao với thiên nhiên qua ngả cảm giác, trong hiện tượng giao ứng (correspondance) toàn diện giữa người với đất trời. Một mối giao cảm vừa thần bí vừa thẩm mỹ, vừa khổ đau vừa tội lỗi, vừa thiên thần vừa ác quỷ... Baudelaire đưa nghệ thuật khơi gợi lên mức thượng thừa trong một cấu trúc thơ chặt chẽ và đầy nhạc tính. Khơi gợi trở thành vấn đề nòng cốt của thơ tượng trưng.
BaudelaireNerval đã xây dựng những rường mối đầu tiên cho thơ hiện đại.

4-

André Breton sinh năm 1896 và mất năm 1966. Cuộc đời ông gắn liền với chủ nghĩa siêu thực mà ông là người sáng lập, lý thuyết gia và cổ động viên hàng đầu.
Thời đi học, Breton có học qua vài năm y khoa. Bị động viên năm 1914, được thuyên chuyển vào cơ quan điều trị thần kinh. Từ đó Breton để ý đến phân tâm học. Năm 1919, Breton cùng với AragonSoupault chủ trương tạp chí Littérature và bắt đầu viết chung với Soupault những bài viết đầu tiên về siêu thực.
Tháng giêng năm 1920, Tristan Tzara, người khởi xướng phong trào Dada từ Zurich sang Paris. (Dada được thành lập ngày 8/2/1916 ở Cabaret Voltaire tại Zurich với Tristan Tzara, Hugo Ball, Marcel Janco, Richard Huelsenbeck, Hans Arp, Emmy HenningsHans Richter) Biểu hiệu nỗi chán chường của người nghệ sĩ trong Thế chiến I, Dada chủ trương tiêu diệt tất cả các hình thức mỹ học cổ điển, kể cả ngôn ngữ. Đề nghị dùng những chữ mà âm thanh kêu giống như vật chỉ định, ví dụ: Dada là ngựa trong ngôn ngữ trẻ con; Glouglou tiếng nước chẩy v.v...
Nhóm của Breton hòa hợp với Dada trong vòng hai năm, nhưng sau đó Breton phê phán tính cách hư vô của Dada, tách rời phong trào, để dựng trường phái siêu thực. Dada phát triển ở New York, Berlin, Cologne, Paris trong khoảng ba năm rồi tàn lụi vì tính cách đập phá, chủ nghĩa hư vô man dại, tính khiêu khích cao độ; nhưng nó cũng mở đường cho phong cách sáng tạo hiện đại chủ yếu ở những điểm: Phá rào. Phủ định. Lắp ghép (trong hội họa). Breton đã tiếp nhận những tính chất này và đem vào siêu thực.
5-

Siêu thực dựa trên triết điểm về Mơ của Freud.
Freud
chia hoạt động tâm thần làm ba khu vực: Vùng vô thức tức là cái đó (le ça trong tiếng Pháp, Es tiếng Đức) chứa đựng toàn bộ những nhu cầu bản năng bị dồn nén, cấm kỵ không được phát lộ ra ngoài. Vùng ý thức tức cái tôi (le moi, ego), hay ý thức xã hội, cái tôi xã hội, chứa đụng những gì đã được thanh lọc bởi lý trí và đạo đức xã hội, sẵn sàng trình làng. Và cái siêu ngã (le sur moi) có trách nhiệm kiểm duyệt.
Theo Freud, cái vô thức mới là bộ mặt thật, là cái tôi đích thực của con người. Nó chi phối mọi hoạt động. Còn cái tôi ý thức chỉ là bộ mặt bề ngoài, giả dối và ngụy tạo.
, đối với Freud, là thực hiện những khát vọng bản năng bị dồn nén. Khi ngủ, cơ quan kiểm duyệt không làm việc, do đó chỉ trong mơ người ta mới thể hiện được những ham muốn bị dồn ép cấm kỵ lúc tỉnh.
Có lẽ ở đây cũng nên mở ngoặc: Freud đã đảo ngược quan niệm cổ điển. Trước Freud, người ta cho rằng hoạt động tâm thần hoàn toàn thuộc địa hạt ý thức. Sau Freud, Sartre phản đối việc Freud tách khối tâm thần làm hai: Cái tôicái đó. Theo Sartre: Tôi là tôi. Tôi không phải là cái đó. Không thể bảo rằng bị kiểm duyệt mà không biết ai kiểm duyệt và không biết điều mình kiểm duyệt. Vậy nếu có kiểm duyệt thì chính ý thức đã kiểm duyệt. Mình tự cấm rồi quên đi. Sartre đưa ra khái niệm Ngụy tín (mauvaise foi) để giải thích hiện tượng kiểm duyệt. (Chương La mauvaise foi trong L'être et le néant, Hữu thể và hư vô)

Từ lý thuyết về mơ của Freud, Breton định vị lại vai trò của mơ trong đời sống con người: Trong Manifeste du surréalisme, Tuyên ngôn siêu thực, Breton cho rằng: Đối với con người, tổng số thời gian sống trong mơ -kể cả mơ mộng lẫn ngủ- không thua gì tổng số thời gian thức, hay là tỉnh. Mơ và tỉnh là hai trạng thái tương đương và đối lập, cùng sống chung trong một con người. Xưa nay người ta chỉ chú trọng đến phần tỉnh -hay phần thức- mà ít ai tìm hiểu, khám phá phần mơ, trừ Freud. Một điều đáng chú ý nữa là con người, khi tỉnh, luôn luôn chịu sự giám hộ của ký ức. Chỉ biết được những gì ký ức ghi lại và cho phép nhớ, và ký ức chỉ lưu lại một phần rất nhỏ về những giấc mơ như những mảnh vỡ trong đêm tối. Đối với Breton:
- Sự mơ tưởng đến một hình bóng đã qua trong đời chẳng qua chỉ là sự bắc cầu giữa quá khứ và hiện tại bằng hành lang mộng tưởng.
- Vấn đề có thể, hoặc không thể không còn là nỗi ám ảnh của con người nữa. Tất cả đều có thể xẩy ra -tout est possible-. Và sự sống chung giữa mơ và thực trở nên một thực tế tuyệt đối, réalité absolue. Và Breton gọi là siêu thực, surréalisme. Rồi ông đưa ra định nghĩa:
"Siêu thực là thao tác tự động thuần túy tâm linh, qua đó con người diễn tả bằng lời nói, bằng chữ viết hoặc bằng cách này hay cách khác, các hoạt động thực của tư tưởng. Siêu thực là bài chính tả mà tư tưởng đọc ra, vắng mọi kiểm soát của lý trí và ở ngoài vòng quan tâm thẩm mỹ hay đạo đức."
Qua định nghĩa này, người ta thấy xuất hiện tính chất tự do tuyệt đối trong ngôn ngữ tự động của siêu thực. Đối với Breton, con người bị giam hãm trong sự kiểm duyệt của lý trí, ngụp lặn trong những lề thói rập khuôn của ngôn ngữ xã hội đã sáo mòn. Cho nên tác hợp mộng và thực là đập vỡ bức tường ngăn đôi con người với phần vô thức để tìm thấy toàn bộ tri năng trong sáng tạo. Những người ký tên vào bản tuyên ngôn Siêu Thực Tuyệt ĐốiAragon, Baron, Boiffard, Breton, Carrive, Crevel, Delteil, Desnos, Eluard, Gérard, Limbour, Malkine, Morise, Naville, Noll, Péret, Picon, Soupault, Vitrac.
6-

Breton kể một giai thoại về mình: Một hôm, trước khi đi ngủ, tôi chợt nghĩ ra một câu, đại loại: Il y a un homme coupé en deux par la fenêtre (có một người bị của sổ cắt ra làm hai). Tôi sững sờ vì thấy mình vừa tìm ra một hình ảnh lạ và hiếm, rất thơ, nếu xét kỹ thì đó chỉ là hình ảnh một người nghiêng mình qua cửa sổ.
Breton kết luận: Chất thơ được hình thành qua những hình ảnh thoạt nhìn có tính cách phi lý cao độ, nhưng khi khảo sát kỹ càng, tính cách phi lý lui dần, nhường chỗ cho những gì có thể chấp nhận được.
Siêu thực là một cách nhìn cuộc đời không giống những khuôn sáo cũ. Reverdy viết: dans le ruisseau, il y a une chanson qui coule (trong suối có một bài hát chẩy); le jour s'est déplié comme une nappe blanche (ngày mở ra như tấm khăn bàn trắng).
Từ đó siêu thực hình thành một phương pháp tạo hình mới, khác hẳn với lối tạo hình trong thơ cổ điển.
Trong nghệ thuật cổ điển, cả lãng mạntượng trưng, người ta thường tạo hình bằng những phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, v.v... tức là ghép, lắp những thực thể giống nhau. Trong siêu thực, nhà thơ lắp, ghép những thực thể vô cùng xa nhau: như suối và bài hát, như ngày và khăn bàn, với điều kiện là sự gặp gỡ này nẩy ra ánh lửa, bùng lên hình ảnh lạ: bài hát chẩy, ngày mở ra.
Reverdy cho rằng: Đặc tính của một hình ảnh độc đáo phát xuất từ sự gần cận ngẫu nhiên của hai thực tế rất xa nhau.
Breton xác định: Đối với tôi, hình ảnh mạnh nhất là khi nó trình bầy cấp độ bất kỳ hoặc tự do cao nhất.
ReverdyBreton đã phần nào nói lên bí quyết tạo hình của siêu thực.
Về mặt thực tế, để tạo hình, nhà thơ có thể dùng tất cả mọi thủ pháp có thể mường tượng được, kể cả việc lựa, cắt những chữ tình cờ trên mặt báo, đặt cạnh nhau. Với lối cắt dán như thế, Breton sáng chế ra những hình ảnh lạ lùng như: Un éclat de rire de saphir dans l'ile de Ceylan (một tiếng cười lam ngọc trên đảo Tích Lan). Thủ pháp cắt dán này không chỉ giới hạn trong thơ mà còn lan sang các ngành nghệ thuật tạo hình khác, trong hội họa siêu thực của những Picasso, Chagall, Matisse...
Breton tuyên bố:
"Hình ảnh đã làm chủ lý trí." Và tâm hồn siêu thực giúp con người trở về thời điểm đẹp nhất của tuổi thơ với những sinh vật kỳ thú mà óc tưởng tượng có thể sáng tạo ra như: éléphants à la tête de femme (voi đầu đàn bà), lions volants (sư tử bay)... hay poisson soluble (cá tan). Những hình ảnh này xuất hiện trên những bức tranh siêu thực của Max Ernst, Picasso, Dali, Chagall... tạo thành toàn bộ nghệ thuật siêu thực, đôi khi rất bí hiểm đối với người ngoại cuộc.
Những hình ảnh này thoạt trông rất kỳ quặc, nhưng phân tích kỹ, chúng phản ảnh thực tại trong một chiều sâu khác. Ví dụ con cá tan, poisson soluble của Breton, chẳng qua chỉ là hình ảnh của con người qua bóng hình nhà thơ. Vừa cá biệt: vì Breton cầm tinh con cá, vừa phổ quát: vì con người nào chẳng tan trong dòng tư tưởng của chính mình.
Những quái thai đầu người, mình thú trong các bức tranh siêu thực, trong một chừng mức nào đó, phản ảnh phần người và phần thú trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, siêu thực mở cửa cho sáng tác bước và một vùng đất mới mà nội giới và ngoại giới, mơ và thực, kết hợp với nhau theo bất cứ trật tự nào mà người sáng tác có thể mường tượng được, miễn là trật tự ấy dẫn đến một thành tựu nghệ thuật. Và tác phong tự do này ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy nghệ thuật trong suốt thế kỷ XX.

Ở Việt Nam, Xuân Thu Nhã Tập, ngay từ thập niên 40 đã đem những hình ảnh siêu thực vào thơ. Người ta còn nhớ những câu:

Lẵng xuân bờ giũ trái xuân sa
Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà

của Nguyễn Xuân Sanh. Những hình ảnh lẵng xuân, trái xuân, mùa đi... quá mới với thời đại. Trong nhiều thập niên Xuân Thu Nhã Tập đã bị coi là một trào lưu bí hiểm, hũ nút.
Trong Nam, siêu thực đã xuất hiện trong thi ca và hội họa ngay sau 54. Những lệ là những viên đá xanh tim rũ rượi, những đêm giao thừa thế kỷ mưa sao rơi của Thanh Tâm Tuyền hay những tuổi buồn em đi trong hư vô của Trịnh Công Sơn, đều là những cách tạo hình mới, nẩy sinh từ sự kết hợp những yếu tố bất kỳ hoàn toàn xa lạ với nhau, nhưng đã bùng lên lửa.

Thụy Khuê
Paris, tháng 10/99

Sunday October 15, 2006 - 03:54am