13/5/10

đi biển không mặc áo tắm

1. vài người bạn nhận xét: "dạo này trông mày nhí nhảnh quá thể, cũng chẳng thấy than vãn, kêu ca gì nhiều trên blog nữa. thế là tốt đấy." tốt hay không? chắc là cũng có, nhỉ? đời mà, làm gì hết thứ khiến mình nổi điên, làm gì tránh khỏi những lúc buồn, chỉ là dạo này biết cách cho nó trôi đi nhẹ hơn. đỡ phải làm người khác bực mình khi vào đây. mình nghĩ, tốt nhất là điểm này. hehe.


2. hôm nọ, một chị bạn kể chuyện con gái chị ấy, 7 tuổi được dạy cách làm chủ cơn giận ở trường.

Ở lớp, Bonbon được dạy như thế này:
Khi ta có một cơn tức giận, khi ai đó làm cho ta giận, thì điều quan trọng nhất là tìm cách giải tỏa nó, chứ không phải làm tổn thương người khác. Biết là cái gì quan trọng nhất rồi thì xử lý sẽ dễ dàng hơn.

Coi cơn giận là một năng lượng xấu, phải giải phóng nó ra, và để không làm tổn thương người khác, thì ta không được "giải phóng" nó vào người đó, mà phải giải phóng vào chỗ khác. Ví dụ như đem báo cũ ra xé, đấm vào gối, hay ra ban công hét lên, hoặc đứng riêng ra một góc dậm chân, miễn sao thiệt hại về vật chất là tối thiểu (hihi cái câu cuối cùng này mẹ cháu tự thêm vào).


Ở lớp Bonbon, các cháu mang báo cũ đến để vào một góc. Khi ai đó có chuyện gì tức giận thì có thể đem ra xé. Có lần Bonbon kể "Hôm nay bạn Kacper xé hết cả một tờ báo to". Như thế có nghĩa là bạn ấy giận lắm. Hoặc là thỉnh thoảng, có bạn lại xin cô ra khỏi lớp một chút để... dậm chân, vì: "Thưa cô, em cần phải làm thế, em đang rất giận".
Sau khi đã giải phóng năng lượng xấu rồi, thì cần phải nói với người làm mình giận, rằng tôi cảm thấy giận, và hai bên cần trò chuyện với nhau về điều đó mà không làm tổn thương nhau.

Ở đây, mình thấy nguyên tắc quan trọng nhất mà họ dạy trẻ con là: Không làm tổn thương người khác. Nếu trút cơn giận vào người khác, làm tổn thương họ, thì họ cũng làm mình tổn thương lại, chỉ đi đến cãi nhau to hơn, đến bạo lực, mà không giải quyết được vẫn đề.
Các phương pháp họ dạy cho trẻ con, tất nhiên là hợp với trẻ con. Nhưng khi đã thành thói quen, theo thời gian, đứa trẻ sẽ không cần làm những việc như xé báo hay dậm chân nữa, nó sẽ làm chủ cơn giận tốt hơn. Việc dạy điều này từ khi còn bé quan trọng là vì thế. Nếu để cho mình khi lớn lên rồi mới tìm cách kiềm chế bản thân thì khó thay đổi hơn, nhiều cái đã thành thói quen, thành "bản năng", tính cách mất rồi.

Ngoài lề: từ nguyên tắc "không làm tổn thương người khác" sẽ sinh ra nhiều hệ quả khác, ví dụ như phương pháp tranh luận, điều mà nhiều người VN còn thiếu :)
(Nguyễn Thái Linh's fb)

quả thật, nhiều lúc giận quá, chẳng còn đủ tỉnh táo để nghĩ gì cả, mình muốn đập cái gì đó hoặc hét thật to cho đống nham thạch trong đầu được giải phóng bớt. chuyện lúc điên lên muốn xử luôn người gây nên cơn giận là rất thường xuyên nhưng già rồi, phải biết kìm lại. mà không phải lúc nào cũng làm được, nhất là khi hàng đống chuyện ập tới một lúc hoặc đang bị stress. bởi vậy, lúc khó ở, mình chỉ muốn trốn mọi người. vậy chớ lâu lâu cũng có người dính miểng. và luôn cảm thấy áy náy. không có ai ở cạnh thường trực mà còn vậy, huống hồ... bởi vậy, thôi thì ai ở nhà nấy cho an toàn. hehe.

3. đúng như tiêu đề. sắp được đi biển, nhưng mà không có [được] mặc áo tắm. :(( thôi, post hình cho đỡ thèm vậy.

















5 nhận xét:

  1. òi, em cứ tưởng không mặc áo tắm thật cơ.

    Trả lờiXóa
  2. Em cũng tưởng !

    anyway, em thích cái kiểu giải phóng năng lượng kia, rất là mang tính giáo dục ! (:

    -Land-

    Trả lờiXóa
  3. Anh cũng tưởng...

    Đọc cái tựa: "Đi biển. Không mặc áo. Tắm"

    Trả lờiXóa
  4. anh Phú lúc nào cũng có những cái tưởng ác liệt không chịu nổi :))

    Trả lờiXóa
  5. @ ba anh em: không mặc áo tắm thật í chớ. :)) không tin, xem hình khắc rõ. ;)

    @ anh Phú: đọc thế cũng đúng anh ạ! :P

    Trả lờiXóa