28/12/09

cách chọn một số loại trái cây

mấy hôm nay rất lười, ít vào bếp lắm í, cả nước cam vắt cũng bữa đực bữa cái. hồi chiều có cô bạn hỏi chuyện lựa cam sao cho ngon. nhân dịp này, mình có tư liệu post lên chia sẻ với mọi người. phần lớn mình đã áp dụng và thấy đúng.


BƯỞI: Trái nhỏ, dáng cao, da vàng mỏng, cầm nặng tay, gai bưởi nở ra. Nâng trái cây trên tay, nếu thấy nhẹ là quả ít nước, xốp, khô. Trái bưởi ngon, nhiều nước là trái bưởi hơi héo một chút, nặng, vỗ không kêu bồm bộp.

CHANH: Cần lựa trái tròn lẳn, vỏ mỏng, căng bóng, có màu xanh biếc.

DƯA HẤU: Trái chín, nhiều cát, ngọt là những quả có lớp da bóng, sẫm màu, cuống săn nhỏ, hơi cong, cầm nặng tay, vỗ vào nghe tiếng ồm ộp.

TÁO: Trái căng tròn, cầm nặng tay, vỏ mỏng, không có vết bầm dập, có mùi thơm khi chín.

: Trái còn hơi cứng nhưng không quá chai, tránh chọn trái mềm và có những vết đốm trên vỏ. Lê chín có mùi thơm và lớp vỏ màu xanh hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là lớp áo chín vàng.

ĐU ĐỦ: Những trái dài, cầm nặng tay, da ngả màu vàng hơi ửng đỏ, trên mặt da có chấm đen tàn nhang, cuống còn dính nhựa là đu đủ chín cây, ăn ngọt thơm. Nên mua đu đủ vào ngày nắng, mưa sẽ làm đu đủ kém ngon.

CAM , QUÝT: Trái cầm nặng tay, chắc, da căng, không nên chọn những trái khi ấn nhẹ tay có cảm giác quá cứng vì đó là trái chai và khô.

XOÀI: Xoài có khá nhiều loại, khi chín một số có vỏ màu vàng cam, số khác lại có màu vàng tái hoặc đốm xanh, nên chọn trái da căng bóng, da còn xanh một chút nhưng có mùi thôm của trái cây chín. Những trái có màu vàng sáng, da không bị thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Phần ngay cuống xoài chín vàng và cứng, trên bụng xoài phía dưới chóp đuôi có một mắt nhỏ, mắt nhỏ là xoài hạt nhỏ.

MÃNG CẦU ta: Vỏ mềm là mãng cầu dai , vỏ cứng là mãng cầu bở. Mãng cầu dai có vị ngọt, ít hột hơn mảng cầu bở. Những trái có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là mảng cầu chin cây, ăn ngọt và thơm. Còn mãng cầu bở thì chọn những trái tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, da xanh non, cuống nhỏ, chín mềm không nứt.

DỨA: Chọn trái to, chín vàng, mắt thưa, to đều, cuống nhỏ, búng vào trái kêu bộp bộp là dứa chín. Ăn dứa cần chú ý đến các mắt dứa - mắt dứa bị hỏng, bị sâu, có thể là do rắn cắn vào, ăn dễ bị ngộ độc. Dứa rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì thế, chỉ cần dập một chút cũng không nên ăn sống.

NHO: Chọn những chum trái căng da, không bị dập, cuống còn tươi.

CHÔM CHÔM: Chọn trái to, nặng, màu đỏ tươi, râu ngắn ngọt, nước nhiều, tróc hột hơn quả có râu dài.

SẦU RIÊNG: Sầu riêng ngon không nhất thiết phải có mùi thơm, màu vỏ xanh hay vàng mà là quả tròn, gai nở lớn, bằng nhau, ngắn sẽ có nhiều múi. Trái còn không bị eo, không có vết xước, không bị nứt vỏ, lắc thử có cảm giác bên trong lỏng, rung (ngọt, béo), vỗ nghe âm trầm, lấy tay bóp 2 gai câu vào thấy không cứng chứng tỏ quả chín, không bị sượng.

MĂNG CỤT: Không cần phải trái to, chọn trái có đường kính chừng 4-5 cm, thường ít hột và nhiều múi, trái tròn, mềm đều, da có độ bóng vừa phải, có bụi phấn bám quanh vỏ, cuống to còn xanh, những núm quanh cuống bám chặt vào trái thì sẽ ngon, ít mủ.

NHÃN: Nếu là nhãn lồng thì nên chọn chùm quả đều nhau, vỏ hơi sần, cuống lớn còn nguyên lá. Nếu là nhãn da bò thì trái tròn to, cuống và lá còn xanh, da màu vàng sậm, hơi mềm và mướt thì cơm sẽ rất đầy. Còn nhãn tiêu, chọn trái nhỏ đều, ngoài vỏ có chấm đen, màu vàng nhạt, có mùi thơm.

MÍT: Trái nặng, tròn, dạng bầu dục, không bị eo, búng tay kêu bình bịch, gai mít dàn xa nhau, không cao, nhọn là ngon.

DỪA: Nếu búng tay vào quả nghe tiếng trầm là quả non, cơm mỏng, còn tiếng thanh, do xơ khô và trái bắt đầu cứng thì dừa có nước ngọt, khi cơm dừa quá dày, búng tay sẽ thấy đau tức là dừa già.

CHUỐI: Chọn quả tròn đều, chín lốm đốm, màu vàng tươi hay xanh đã ngả vàng, không thâm đen. Chuối già ngon là chuối trái không quá to, chuối quả to là chuối già lùn không thơm.

BƠ: Muốn mua trái chín có thể ăn ngay thì lấy ngón tay ấn vào chỗ cuống, nếu mềm thì đó là trái cây đã chín.

MẬN: Trái tươi, da trơn, nhẵn bóng, không trầy xước.

CÀ CHUA: Chọn trái chín, vẫn còn cứng và đỏ bóng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét