30/10/07

Nghệ thuật trà châu Á đi về đâu trong thế kỷ 21 ?

Từ Bắc Kinh đến Tokyo, Seoul, Hong Kong và Đài Loan, cuộc sống hiện đại đang phát triển với nhanh chóng đồng nghĩa với việc ngày càng ít được giới trẻ châu Á có thể kiên nhẫn chờ đợi trong 10 phút để pha một ấm trà theo phong cách truyền thống.

“Tôi không có thời gian để thưởng trà”, Becca Lưu, 25 tuổi, tốt nghiệp đại học tại Đài Loan, nói. “Giờ thì tôi tò mò muốn biết cách để pha cafe hơn”.

Trong nỗ lực khôi phục lại vị thế cao quý của trà tại châu Á, nhiều người hiện nay đang cố giới thiệu những hình ảnh hấp dẫn của món đồ uống truyền thống này tới các dối tượng trẻ tân thời, thế hệ ngày nay thích uống một lon trà hương trà nhân tạo hơn là đồ thật.

Hiện chuyên gia trà đạo Dương Hải Xuyên đang bán được khá nhiều những hộp trà Ô Long lẫn lá trà xanh tại các tiệm trà ở Đài Loan. Tuy nhiên, ông lại giới thiệu chúng như là thứ đồ uống mang hương vị quả tầm xuân hơn là món trà truyền thống trong nhiều thế kỷ.

Bộ pha trà truyền thống Trung Quốc

“Việc tiêu thụ trà truyền thống hiện nay đang giảm sút bởi nó không còn hợp thời nữa”, ông Dương nói. “Về cơ bản, không có ai muốn quảng cáo cho nó”.

Hiện ông Dương đang dạy cách pha trà cho một số ít học viên như cô Lưu, người đăng ký học phần lớn là do có phần dạy pha café trong khoá học trên.

Lớp học của ông Dương chỉ là một điểm tại khu vực Bắc Á đang nỗ lực duy trì truyền thống uống trà, bất chấp áp lực cạnh trạnh mạnh mẽ từ café và những đồ uống khác, bằng cách nhấn mạnh tới vấn đề sức khoẻ và làm thoả mãn cơn khát sự mới lạ của thanh thiếu niên.

Tại Nhật Bản, một tác dụng mới của trà đang được giới trẻ nước này hâm mộ đó là giảm béo, trong khi một nhãn hiệu trà Hàn Quốc “Trà 17” cũng rất nổi tiếng với công dụng chữa được nhiều loại bệnh.

Theo truyền thuyết, Thần Nông, hoàng đế Trung Quốc, đã phát hiện ra trà từ cách đây 5.000 năm khi ông đang húp một bát nước nóng thì thình hình một cơn gió đã mang một nhành trà rơi vào trong bát.

Và những gì còn lại, như người Trung Quốc nói, đó là lịch sử.

Kể từ thời điểm đó, trà đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá và ẩm thức tại châu Á, thậm chí còn lan truyền tới tận châu Âu trong thế kỷ 17.

Tuy nhiên, hiện những lễ pha trà cầu kỳ từ hàng trăm năm qua hầu như không còn tồn tại ở Bắc Á, mặc dù những người uống trà truyền thống tránh sử dụng trà túi phương Tây và vẫn giữ cách pha trà cổ điển: đổ nước sôi vào ấm đất sét nung đầy lá trà.

Các tiệm trà cũng khá phổ biến trong khu vực, từ sảnh đợi tại các sân bay ở Trung Quốc đại lục cho đến những công viên và đền thờ ở Đài Loan. Tuy nhiên, hầu hết ẩm khách đều là thế hệ già, những người sẵn sàng trả 1USD cho 1 gam lá trà thượng phẩm. Họ cũng sẵn sàng tranh luận hàng giờ liền về chất lượng trà cũng như nhiệt độ nước dùng để pha.

Cảnh pha trà truyền thống của Nhật Bản

Trong khi đó, thế hệ trẻ hơn thích uống trà đóng lon, trà túi, các đồ uống nhẹ và cafe. Quan niệm trà truyền thống là thứ “đồ uống của người già” ngày càng tăng lên trong thế hệ này. Và quan trọng là họ không có quán bar phục vụ đồ uống này.

“Giới trẻ không muốn tiếp tục truyền thống này, do đó nó sẽ bị quên lãng trong tương lai”, ông Vương Thành Long, người cả đời chỉ kinh doanh trà tại Bình Lâm, khu vực trồng trà nổi tiếng trong lịch sử.

Minoru Takano, Giám đốc Hiệp hội sản phẩm trà Nhật Bản, thừa nhận rằng trà đóng hộp có giúp việc tiêu thụ trà tăng lên tại Nhật Bản.

“Tuy nhiên chúng tôi e rằng văn hoá trà sẽ không phát triển nhờ những đồ uống này”, Takano nói. “Chúng tôi đang khuyến khích pha trà bằng ấm. Nhiều gia đình hiện nay (thậm chí) không có chiếc ấm nào. Chúng tôi lo ngại truyền thống và văn hoá uống trà có thể sẽ biến mất”.

N.H (Theo Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét